Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam và thẩm quyền tước quốc tịch của công dân Việt Nam
16:55 06/11/2018
Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam hay công dân Việt Nam bị tước quốc tịch Việt Nam trong trường hợp nào? Ai có quyền tước quốc tịch của công dân Việt Nam
- Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam và thẩm quyền tước quốc tịch của công dân Việt Nam
- Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CĂN CỨ TƯỚC QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Câu hỏi về căn cứ tước quốc tịch Việt Nam
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn được hỏi Luật sư như sau: Cho tôi hỏi các căn cứ tước quốc tịch Việt Nam? Ai có thẩm quyền tước quốc tịch của công dân Việt Nam. Xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời về căn cứ tước quốc tịch Việt Nam
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về căn cứ tước quốc tịch Việt Nam, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về căn cứ tước quốc tịch Việt Nam như sau:
1. Căn cứ pháp lý về căn cứ tước quốc tịch Việt Nam
- Luật quốc tịch Việt Nam 2008, sửa đổi 2014;
- Nghị định 78/2009/NĐ-CP nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam;
2. Nội dung tư vấn về căn cứ tước quốc tịch Việt Nam
Điều 31, 32 Luật quốc tịch Việt Nam 2008 và điều 16 nghị định 78/2009/NĐ-CP quy định về việc tước quốc tịch Việt Nam như sau:
2.1. Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam
- Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Người đã nhập quốc tịch Việt Nam dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi vi phạm trên.
2.2. Trình tự thủ tục tước quốc tịch Việt Nam
2.2.1. Hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đơn, thư tố cáo về hành vi, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm xác minh, nếu có đầy đủ căn cứ thì lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó. Hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam bao gồm:
- Văn bản kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về việc tước quốc tịch Việt Nam;
- Các tài liệu xác minh, kết luận của các cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm của người bị đề nghị tước quốc tịch Việt Nam;
- Đơn, thư tố cáo người bị đề nghị tước quốc tịch Việt Nam (nếu có).
Trường hợp tòa án đã xét xử đối với bị cáo có hành vi vi phạm lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó. Hồ sơ kiến nghị bao gồm:
- Văn bản kiến nghị của Tòa án về việc tước quốc tịch Việt Nam.
- Bản án đã có hiệu lực pháp luật và các tài liệu có liên quan.
2.2.2 Trình tự thủ tục xem xét quyết định tước quốc tịch Việt Nam
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc của Tòa án, Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành khác có liên quan thẩm tra hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Một số bài viết có nội dung tham khảo:
- Tải tờ khai xác nhận có quốc tịch Việt Nam
- Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định pháp luật hiện hành
Để được tư vấn chi tiết về căn cứ tước quốc tịch Việt Nam, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật chung: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.