CĂN CỨ ĐỂ XÁC LẬP QUYỀN ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ
Kiến thức của bạn:
Các căn cứ để xác lập quyền đối với bất động sản liền kề
Kiến thức của luật sư:
Cơ sở pháp lí:
Nội dung kiến thức:
Theo quy định tại điều 245 bộ luật dân sự 2015:
Điều 245. Quyền đối với bất động sản liền kề
Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).
Quyền đối với bất động sản liền kề không phải mặc nhiên xác lập với bất kỳ một chủ sử dụng nào mà phải phụ thuộc vào những điều kiện nhất định. Theo quy định tại Điều 246 Bộ Luật Dân sự thì quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.
-
Việc xác lập quyền với bất động sản liền kề theo địa thế tự nhiên
Đặc điểm của địa thế tự nhiên thường thấy là nước ở chỗ cao chảy xuống chỗ thấp. Nếu một bất động sản bị vây bọc bởi bốn bất động sản khác ở các hướng khác nhau và do bị vây bọc nên bất động sản ở giữa này không có đường thoát nước. Lúc này quyền đối đối với bất động sản liền kề về việc thoát nước sẽ được phát sinh với chủ sở hữu của bất động sản nằm ở dưới vì thuận theo địa thế tự nhiên của dòng chảy.
-
Việc xác lập quyền với bất động sản liền kề theo quy định của pháp luật
Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề được các định theo quy định của pháp luật được đặt ra khi bất động sản bị vây bọc và người có bất động sản liền kề phải để ra một lối đi; một đường ống thoát nước; phần không gian để mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản... để chủ của bất động sản hưởng quyền có thể sử dụng bất động sản của mình một cách bình thường. Theo quy định tại Luật Dân sự 2015 thì quyền đối với bất động sản liền kề là
vật quyền cho nên quyền này phải gắn liền với bất động sản chứ không phải gắn với chủ sở hữu bất động sản, vì vậy khi bất động sản đổi chủ thông qua giao dịch dân sự thì chủ mới sẽ là người được hưởng các quyền và chủ cũ cũng chấm dứt quyền. Hay nói cách khác, quyền đối với bất động sản liền kề sẽ trực tiếp phát sinh từ quy định của pháp luật được các nhà làm luật thiết kế.
-
Việc xác lập quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận
Do nhu cầu cá nhân mà các chủ thể có thể thỏa thuận với nhau về việc xác lập một quyền đối với bất động sản liền kề cho một bên chủ thể. Sự thỏa thuận này phải trên tinh thần tự nguyện, không được trái pháp luật và trái với đạo đức xã hội. Trường hợp khi bất động sản không bị vây bọc thì các bên vẫn có quyền thỏa thuận về một lối đi thuận tiện hơn thông qua bất động sản của chủ sở hữu liền kề với tính chất là một thỏa thuận có đền bù và dĩ nhiên sự thỏa thuận của các bên không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội thì mới có hiệu lực pháp luật và làm phát sinh quyền sử dụng bất động sản liền kề. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề nhau có thể thỏa thuận về:
- Một hoặc một số quyền cụ thể trogn việc sử dụng bất động sản liền kề;
- Giới hạn của quyền sử dụng bất động sản liền kề;
- Cách thức sử dụng;
- Giá trị của đền bù;
- Phương thức thực hiện đền bù...
-
Việc xác lập quyền đối với bất động sản liền kề theo di chúc
Di chúc là văn bản pháp lí đơn phương và hành vi lập di chúc cũng là hành vi pháp lí đơn phương của người lập di chúc. Khi một người có quyền đối với bất động sản liền kề thì có thể “truyền lại” quyền đó cho người thừa kế bất động sản của mình để thuận tiện cho họ trong việc sử dụng sau này, cũng là tránh các tranh chấp có thể xảy ra.
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới
Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc
Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn để chúng tôi ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo: