• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Cầm giữ tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Bên cầm giữ tài sản không có quyền xử lý tài sản cầm giữ, được thu hoa lợi lợi tức

  • Cầm giữ tài sản theo quy định Bộ luật dân sự 2015
  • Cầm giữ tài sản theo quy định BLDS
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Cầm giữ tài sản theo quy định Bộ luật dân sự

Câu hỏi về cầm giữ tài sản theo quy định Bộ luật dân sự

     Chào luật sư, tôi có câu hỏi muốn hỏi luật sư như sau: Tôi có gara sửa chữa ô tô. Anh A có mang ô tô đến gara của tôi để sửa. Nhưng anh A chưa trả đủ số tiền sửa chữa nên tôi đã cầm giữ xe của anh A. Vậy việc tôi cầm giữ xe của anh A có hợp pháp không? Và trong quá trình cầm giữ tôi có thể cho người khác mượn không?

     Mong sớm được nhận câu trả lời từ luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời về cầm giữ tài sản theo quy định Bộ luật dân sự

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cầm giữ tài sản theo quy định BLDS. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về cầm giữ tài sản theo quy định BLDS như sau:

1. Căn cứ pháp lý về cầm giữ tài sản theo quy định Bộ luật dân sự

2. Nội dung tư vấn về cầm giữ tài sản theo quy định Bộ luật dân sự

     Cầm giữ là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Cầm giữ được các nhà làm luật quy định nhằm đảm bảo cho các giao dịch dân sự được diễn ra thuận lợi hơn, bảo vệ được quyền và lợi ích các bên. Cầm giữ tài sản được quy định tại tiểu mục 8, mục 3, chương XV, phần 3 của BLDS 2015. Cụ thể quy định chung về cầm giữ tài sản như sau:

2.1. Khái niệm về cầm giữ tài sản

     Điều 346 BLDS 2015 quy định về khái niệm cầm giữ tài sản như sau:

"Điều 346. Cầm giữ tài sản

Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ."

     Như vậy, qua khái niệm về cầm giữ này, chúng ta thấy rằng, cầm giữ tài sản được áp dụng cho tất cả các trường hợp thực hiện không đúng nghĩa vụ theo như thỏa thuận hoặc không đúng nghĩa vụ theo pháp luật quy định. Tức là, cầm giữ tài sản phát sinh không cần có sự thỏa thuận trước của các bên từ khi giao kết hợp đồng. Nếu theo khái niệm này thì cầm giữ tài sản chỉ áp dụng cho hợp đồng song vụ. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau. Và đối tượng cầm giữ chính là đối tượng của hợp đồng song vụ để đảm bảo cho chính việc thực hiện nghĩa vụ liên quan đến tài sản đó. Tài sản đó có thể là động sản hoặc bất động sản.

     Ví dụ: Anh A sửa ô tô tại gara của anh B. Do anh A không thanh toán tiền công sửa chưa xe nên anh B sẽ có quyền cầm giữ xe ô tô của anh A cho đến khi số tiền đó được thanh toán đầy đủ. [caption id="attachment_148551" align="aligncenter" width="400"]Cầm giữ tài sản theo quy định Bộ luật dân sự      Cầm giữ tài sản theo quy định Bộ luật dân sự[/caption]

2.2. Xác lập cầm giữ tài sản

     Điều 347 BLDS 2015 quy định:

- Cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

- Cầm giữ tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản.

     Như vậy, trong trường hợp khi đến hạn mà bên nghĩa vụ không hoàn tất nghĩa vụ của mình thì bên cầm giữ sẽ đương nhiên có quyền chiếm giữ tài sản đó để buộc bên nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Tức là tại thời điểm khi bên nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ thì quyền cầm giữ tài sản của bên có quyền được phát sinh.

      Ví dụ, anh B sửa xe máy cho anh A. Nhưng đến hạn, anh A không thanh toán tiền sửa chữa cho anh B thì lúc đó quyền cầm giữ chiếc xe này của anh B được phát sinh.

      Hiệu lực đối kháng với người thứ 3 bắt đầu từ thời điểm đến hạn thực hiện nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Do đó, có thể nói, hiệu lực đối kháng với người thứ 3 xuất phát trùng với thời điểm phát sinh quyền cầm giữ. Và giao dịch cầm giữ tài sản chỉ có hiệu lực đối với hai bên tham gia giao dịch. 

2.3. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm giữ

     Quyền và nghĩa vụ của bên cầm giữ được quy định tại điều 348 và 349 BLDS 2015.

  • Quyền của bên cầm giữ:

- Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ.

- Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ.

- Được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý. Giá trị của việc khai thác tài sản cầm giữ được bù trừ vào giá trị nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.

  • Nghĩa vụ của bên cầm giữ

- Giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ.

- Không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ.

- Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.

- Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện.

- Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ.

     Như vậy, 2 điều luật này đã quy định rất cụ thể quyền và nghĩa vụ của bên cầm giữ. Từ đó giúp cho việc thực thi quy định về cầm giữ tài sản một cách hiệu quả.

2.4. Chấm dứt cầm giữ

     Căn cứ điều 350 BLDS 2015, cầm giữ tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau:

- Bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế. Tức lầ việc cầm giữ được diễn ra liên tục. Nhưng vì 1 lý do nào đó mà bên cầm giữ không còn chiếm giữ trên thực tế thì cầm giữ tài sản sẽ được chấm dứt. Kéo theo đó thì hiệu lức đối kháng với bên thứ ba cũng bị chấm dứt theo.

- Các bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho cầm giữ.

- Nghĩa vụ đã được thực hiện xong.

- Tài sản cầm giữ không còn.

- Theo thỏa thuận của các bên.

     Tóm lại, căn cứ vào những quy định trên, việc bạn nắm giữ tài sản của anh A là hoàn toàn hợp pháp. Còn việc bạn cho mượn hay không thì phải đảm bảo rằng, tài sản đó được giữ gìn, bảo quản cẩn thận. Nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ thì bạn sẽ phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu (bên có nghĩa vụ) theo điều 349 BLDS 2015. 

Kết luận: Cầm giữ tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Bên cầm giữ tài sản không có quyền xử lý tài sản cầm giữ, được thu hoa lợi và lợi tức từ tài sản cầm giữ và được dùng số hoa lợi, lợi tức này để bù trừ nghĩa vụ. Tuy nhiên, đối tượng cầm giữ tài sản phải là tài sản. Vì vậy, chủ thể chỉ cầm giữ giấy tờ liên quan đến nó thì không phát sinh quyền cầm giữ tài sản.

Bài viết tham khảo:

    Để được tư vấn chi tiết về cầm giữ tài sản theo quy định Bộ luật dân sự, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500  hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn. 

Chuyên viên: Kiều Trinh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178