Các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm, bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm
15:52 14/05/2018
Các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm, bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm. Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện...
- Các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm, bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm
- đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI NỘI DUNG BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
Kiến thức của bạn:
Các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm, bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm.
Kiến thức của Luật sư:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn về đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm
1. Trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký
Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 18 Nghị định 102/2017/NĐ-CP sau đây:
- Rút bớt, bổ sung hoặc thay thế bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm theo thỏa thuận của bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; thay đổi tên hoặc thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm do tổ chức lại doanh nghiệp;
- Rút bớt tài sản bảo đảm;
- Bổ sung tài sản bảo đảm mà các bên không ký kết hợp đồng bảo đảm mới;
- Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành, trừ trường hợp tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là phương tiện giao thông cơ giới đã kê khai số khung khi đăng ký biện pháp bảo đảm.
Trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai) đã hình thành, thì thủ tục đăng ký thay đổi được thực hiện đồng thời với thủ tục chứng nhận quyền sở hữu tài sản vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung đã kê khai trong phiếu yêu cầu đăng ký;
- Bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm mà trong hợp đồng bảo đảm ban đầu các bên không có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm cho các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai.
2. Đăng ký biện pháp bảo đảm trong trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm
Căn cứ vào Điều 23 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, đăng ký biện pháp bảo đảm trong trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện như sau:
- Trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm mà các bên ký kết hợp đồng bảo đảm mới, có hiệu lực độc lập với hợp đồng bảo đảm đã đăng ký trước đó, thì người yêu cầu đăng ký thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm mới và không phải xóa đăng ký biện pháp bảo đảm trước đó.
- Trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm mà các bên ký kết hợp đồng bảo đảm mới thay thế hợp đồng bảo đảm đã đăng ký, thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm và 01 bộ hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm mới để thực hiện đồng thời thủ tục xóa đăng ký biện pháp bảo đảm trước đó và thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm mới.
Các bên không phải thực hiện đăng ký thay đổi đối với trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm, nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Trong hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm đã đăng ký có điều khoản về việc cầm cố, thế chấp tài sản bảo đảm cho các nghĩa vụ sẽ phát sinh trong tương lai;
- Bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm nhưng không bổ sung tài sản bảo đảm;
- Các bên chỉ ký kết hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm đã đăng ký hoặc sửa đổi hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm mà không ký kết hợp đồng bảo đảm mới.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Để được tư vấn chi tiết về đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.