• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Các chế độ phụ cấp lương với người làm việc trong tổ chức cơ yếu: Căn cứ theo mục IV trong thông tư liên tịch 24/2005 quy định về........

  • Các chế độ phụ cấp lương với người làm việc trong tổ chức cơ yếu
  • phụ cấp lương với người làm việc trong tổ chức cơ yếu
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CÁC CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP LƯƠNG VỚI NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG TỔ CHỨC CƠ YẾU

Kiến thức của bạn:

    Các chế độ phụ cấp lương với người làm việc trong tổ chức cơ yếu theo quy định pháp luật?

Câu trả lời của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật cơ yếu 2011
  • Thông tư liên tịch 24/2005/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương và phụ cấp từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước

Nội dung tư vấn :      Điều 3 Luật Cơ yếu quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động cơ yếu là hoạt động cơ mật đặc biệt, thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia, sử dụng nghiệp vụ mật mã, kỹ thuật mật mã và các giải pháp có liên quan để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, do lực lượng chuyên trách đảm nhiệm.

  1. Phụ cấp lương với người làm việc trong tổ chức cơ yếu trong phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

    Căn cứ theo mục IV trong thông tư liên tịch 24/2005 quy định về phụ cấp chức vụ lãnh đạo:

     1.1. Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức thực hiện phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo quy định tại Thông tư số 02/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức, viên chức (sau đây viết tắt là Thông tư số 02/2005/TT-BNV). Cụ thể bạn có thể tham khảo bài viết: Các chế độ phụ cấp lương của cán bộ công chức viên chức.

    1.2. Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân thực hiện phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

    1.3. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu (không thuộc tổ chức cơ yếu của quân đội nhân dân và công an nhân dân) được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo trong tổ chức cơ yếu hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo như sau:

  • Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo cơ yếu:

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Số TT Chức danh lãnh đạo Hệ số Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004
1 Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ 1,30 377,0
2 Phó Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ 1,10 319,0
3 Cục trưởng, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng và tương đương thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ 0,90 261,0
4 Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng, Phó Chánh Văn phòng và tương đương thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ 0,70 203,0
5 Trưởng phòng Cơ yếu thuộc Bộ, thuộc thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tương đương 0,60 174,0
6 Trưởng phòng thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ, thuộc tỉnh và tương đương 0,50 145,0
7 Phó trưởng phòng thuộc Bộ, thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ, thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và tương đương 0,40 116,0
8 Phó Trưởng phòng cơ yếu tỉnh và tương đương 0,30 87,0
9 Trưởng ban hoặc Đội trưởng cơ yếu đơn vị và tương đương 0,20 58,0

    Các chức danh lãnh đạo tương đương trong tổ chức cơ yếu do Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ quy định sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

  • Nguyên tắc, các trường hợp được hưởng và thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, cách trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với người làm công tác cơ yếu thực hiện theo quy định tại Mục II và Điểm 2 Mục III Thông tư số 02/2005/TT-BNV.
[caption id="attachment_29649" align="aligncenter" width="480"]phụ cấp lương với người làm việc trong tổ chức cơ yếu Phụ cấp lương với người làm việc trong tổ chức cơ yếu[/caption]

    2. Phụ cấp lương với người làm việc trong tổ chức cơ yếu trong phụ cấp thâm niên nghề

      2.1. Người làm công tác cơ yếu là quân nhân, công an nhân dân thực hiện phụ cấp thâm niên nghề theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

     2.2. Người làm công tác cơ yếu (bao gồm người hưởng lương cấp hàm cơ yếu và người hưởng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu) không phải là quân nhân, công an nhân dân thực hiện phụ cấp thâm niên nghề như sau

  • Sau 5 năm (đủ 60 tháng) làm việc liên tục trong tổ chức cơ yếu thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ 6 trở đi cứ thêm một năm (đủ 12 tháng) được tính hưởng thêm 1%.
  • Phụ cấp thâm niên nghề được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

   3.  Phụ cấp lương với người làm việc trong tổ chức cơ yếu trong phụ cấp trách nhiệm công việc

     3.1. Phụ cấp trách nhiệm công việc bảo vệ cơ mật mật mã.

    Phụ cấp trách nhiệm công việc bảo vệ cơ mật mật mã gồm 3 mức 0,1; 0,2 và 0,3 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với những người làm việc trong tổ chức cơ yếu (bao gồm cả người làm công tác cơ yếu là quân nhân, công an nhân dân) như sau:

  • Hệ số 0,3 áp dụng đối với những người xếp lương cấp hàm cơ yếu, cấp hàm sĩ quan quân đội nhân dân, cấp hàm sĩ quan và hạ sĩ quan công an nhân dân, người trực tiếp làm công việc mã dịch, nghiên cứu, biên soạn, sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, cung cấp sản phẩm mật mã và tài liệu mật mã.
  • Hệ số 0,2 áp dụng đối với giáo viên, những người trực tiếp liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ cơ yếu, những người làm công tác tổ chức, quản lý kỹ thuật mật mã.
  • Hệ số 0,1, áp dụng đối với người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

   3.2. Những nơi không thành lập phòng, ban, đội cơ yếu thì người đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo bổ nhiệm được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu chung.

   3.3. Phụ cấp trách nhiệm công việc quy định trên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

   4.  Phụ cấp lương với người làm việc trong tổ chức cơ yếu trong phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh

    Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh gồm 2 mức 50% và 30% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với những người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức như sau:

   4.1. Mức 50% áp dụng đối với công chức, viên chức (kể cả những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế) hưởng lương từ ngân sách nhà nước trực tiếp làm việc trong các đơn vị sản xuất tài liệu, sản xuất và lắp ráp máy mã, trang thiết bị kỹ thuật mật mã.

   4.2. Mức 30% áp dụng đối với công chức, viên chức còn lại (kể cả những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế) hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong tổ chức cơ yếu.

   Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh quy định tại Điểm 4 này được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Khi công chức, viên chức được điều động từ đơn vị này sang đơn vị khác hoặc ngành, nghề này sang ngành, nghề khác, từ nơi có mức phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh 50% đến nơi có mức phụ cấp  quốc phòng, an ninh 30% (hoặc ngược lại) thì được hưởng mức phụ cấp theo nơi mới kể từ tháng tiếp theo.

   5.  Phụ cấp lương với người làm việc trong tổ chức cơ yếu trong phụ cấp thâm niên vượt khung

    5.1. Đối với công chức, viên chức làm việc trong tổ chức cơ yếu:

    Công chức, viên chức làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức, thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định tại Thông tư số 04/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức (sau đây viết tắt là Thông tư số 04/2005/TT-BNV.)

    5.2. Đối với người xếp lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu:

  • Người xếp lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu, nếu đã có đủ 36 tháng giữ bậc lương cuối cùng trong nhóm chức danh hiện giữ và đạt đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung như tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên thì được xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong nhóm chức danh hiện giữ; từ năm thứ tư trở đi, mỗi năm có đủ điều kiện và tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1%.
  • Quy định về các trường hợp được tính và không được tính vào thời gian để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung; về kéo dài thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung; về tính lại chế độ hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung trong trường hợp bị oan, sai khi bị đình chỉ công tác, tạm giam, tạm giữ, bị kỷ luật; về cách chi trả phụ cấp thâm niên vượt khung đối với người xếp lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu được thực hiện như đối với công chức, viên chức từ loại A0 trở lên quy định Thông tư số 04/2005/TT-BNV.
  • Việc quyết định hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung đối với người xếp lương chuyên môn kỹ thuật cao cấp thuộc biên chế trả lương của Ban Cơ yếu Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định trên cơ sở đề nghị của Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ. Các trường hợp khác thực hiện theo phân cấp hiện hành.

  6.  Phụ cấp lương với người làm việc trong tổ chức cơ yếu trong các chế độ phụ cấp khác

   Ngoài các chế độ phụ cấp quy định tại Thông tư này, tuỳ từng đối tượng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu được thực hiện các chế độ phụ cấp khác theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

  6.1. Đối với học sinh cơ yếu là quân nhân, công an nhân dân:

Sau khi tốt nghiệp đại học hoặc trung học kỹ thuật mật mã được xét phong hoặc thăng quân hàm theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

  6.2. Đối với học sinh cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân:

    6.2.1. Đối với học sinh cơ yếu đang hưởng chế độ phụ cấp sinh hoạt phí:

  • Được hưởng mức phụ cấp sinh hoạt phí bằng mức phụ cấp của cấp bậc quân hàm binh nhì (hệ số phụ cấp mới bằng 0,40 so với mức lương tối thiểu chung). Các chế độ định lượng về ăn, mặc thực hiện như quy định đối với học sinh các trường đào tạo sĩ quan kỹ thuật thuộc quân đội nhân dân.
  • Được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm bảo vệ cơ mật mật mã mức 0,1 so với mức lương tối thiểu kể từ ngày có quyết định vào học tại trường.
  • Sau khi học xong ra trường, tuỳ theo trình độ đào tạo được bổ nhiệm vào chức danh nào trong tổ chức cơ yếu thì xếp lương theo quy định đối với chức danh đó, cụ thể như sau:

+ Đối với người tốt nghiệp trình độ đào tạo cao đẳng và đại học, được xếp lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu cao cấp bậc 1 của nhóm chức danh được bổ nhiệm. Trường hợp tốt nghiệp thạc sỹ được xếp lên bậc 2; tốt nghiệp tiến sỹ được xếp lên bậc 3 của nhóm chức danh được bổ nhiệm.

+ Đối với người tốt nghiệp trình độ đào tạo trung cấp, được xếp lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu trung cấp bậc 1 của nhóm chức danh được bổ nhiệm.

+ Đối với người tốt nghiệp trình độ đào tạo sơ cấp, được xếp lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu sơ cấp bậc 1 của nhóm chức danh được bổ nhiệm.

  • Việc xếp lương lần đầu đối với học sinh cơ yếu khi tốt nghiệp ra trường và nâng lương thường xuyên đối với người làm công tác cơ yếu học tập tại Học viện Kỹ thuật mật mã do Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ quyết định.
  • Học sinh cơ yếu tốt nghiệp ra trường mà chưa được bố trí, phân công công tác thì chưa được xếp lương. Những tháng chờ phân công công tác được tiếp tục hưởng sinh hoạt phí. Thời gian tiếp tục hưởng sinh hoạt phí tối đa là 12 tháng.

     6.2.2. Đối với học sinh cơ yếu đang hưởng lương:

    Học sinh cơ yếu đang hưởng lương thực hiện các chế độ tiền lương và phụ cấp theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và được hưởng phụ cấp trách nhiệm bảo vệ cơ mật mật mã như đã được hưởng trước khi đi học.

  6.3. Đối với học sinh học tại các trường ngoài ngành cơ yếu, nếu có đủ tiêu chuẩn được tuyển dụng vào làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu thì phải thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu theo quy định của Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ trước khi được bổ nhiệm vào chức danh cơ yếu. Trong thời gian học tại trường cơ yếu được hưởng sinh hoạt phí; sau khi học xong được bổ nhiệm vào chức danh cơ yếu nào thì xếp lương theo chức danh cơ yếu đó.

 6.4. Đối với công chức, viên chức ngoài ngành cơ yếu, nếu được tuyển dụng vào làm công tác cơ yếu thì phải đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cơ yếu theo quy định của Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ trước khi được bổ nhiệm vào chức danh cơ yếu. Trong thời gian học tại trường cơ yếu được giữ nguyên mức lương hiện hưởng; sau khi học xong được bổ nhiệm vào chức danh cơ yếu nào thì xếp lương theo chức danh cơ yếu đó.

 6.5. Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ quy định cụ thể chế độ được hưởng đối với học sinh các trường cơ yếu sau khi có ý kiến thống nhất của liên Bộ Nội vụ – Tài chính.

 Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Chế độ phụ cấp thâm niên tiền lương đối với công nhân quốc phòng

 Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi  email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

  Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!

   Trân trọng./.

Liên kết tham khảo

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178