• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Luật Toàn Quốc chia sẻ quy định pháp luật về biện pháp bảo đảm - cầm giữ tài sản theo quy định pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015 mời bạn đọc theo dõi.

  • Biện pháp bảo đảm - cầm giữ tài sản theo quy định pháp luật
  • biện pháp bảo đảm - cầm giữ tài sản
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM - CẦM GIỮ TÀI SẢN

Kiến thức của bạn

     Biện pháp bảo đảm - cầm giữ tài sản được pháp luật quy định như thế nào?

Kiến thức của Luật sư

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về Biện pháp bảo đảm - cầm giữ tài sản

1. Biện pháp bảo đảm - cầm giữ tài sản

     Bộ luật Dân sự 2015 quy định biện pháp cầm giữ tài sản được quy định tại tiểu mục 9, Mục 3 Chương XV, Phần thứ ba, bao gồm 05 điều (từ điều 346 đến 350).

     Trong đó, Điều 346 quy định:“Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”. 

      Cầm giữ tài sản là việc xác lập trong các hợp đồng song vụ. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà các bên đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau.

      Trường hợp đối tượng của hợp đồng song vụ là tài sản của bên có nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì bên có quyền sẽ chiếm giữ tài sản để buộc bên vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ. Người chiếm giữ tài sản có quyền chiếm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ, nhưng không được làm mất mát, hư hỏng, không được sử dụng nếu không được sự đồng ý của bên có tài sản. Trong thời gian chiếm giữ, người có tài sản không khai thác được tài sản để thu hoa lợi, lợi tức thì cũng không được yêu cầu người chiếm giữ bồi thường thu nhập bị mất trong thời gian chiếm giữ. Trường hợp bên có tài sản thanh toán nghĩa vụ thì thanh toán chi phí cần thiết mà người chiếm giữ đã bỏ ra duy trì, bảo quản tài sản. 

Biện pháp bảo đảm - cầm giữ tài sản

2. Xác lập biện pháp bảo đảm - cầm giữ tài sản

     Căn cứ Điều 347 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác lập giao dịch bảo đảm - cầm giữ tài sản như sau:

  • Theo quy định tại khoản 1: Khi một bên đang nắm giữ tài sản của bên kia mà có quyền yêu cầu bên có tài sản đó phải thực hiện một nghĩa vụ mà bên có tài sản không thực hiện nghĩa vụ, thì bên đang nắm giữ tài sản sẽ chiếm giữ tài sản đó buộc bên kia thực hiện nghĩa vụ. 

     Ví dụ: Trong hợp đồng gia công bên nhận gia công đang quản lý hàng hóa gia công của bên thuê gia công có quyền yêu cầu bên thuê gia công thanh toán tiền gia công nhưng bên thuê gia công không thanh toán thì bên nhận gia công có quyền chiếm giữ hàng hóa gia công để buộc bên thuê gia công phải thanh toán tiền gia công.

  • Theo quy định tại khoản 2: Hiệu lực đối kháng với bên thứ ba nghĩa là giao dịch biện pháp bảo đảm - cầm giữ tài sản chỉ có hiệu lực đối với hai bên tham gia giao dịch.

Biện pháp bảo đảm - cầm giữ tài sản

3. Chấm dứt biện pháp bảo đảm - cầm giữ tài sản

     Điều 350 Bộ luật dân sự 2015 quy định các trường hợp chấm dứt giao dịch cầm giữ tài sản, cụ thể:

  • Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ thì bên có quyền sẽ chiếm giữ tài sản của bên có tài sản. Nếu do nguyên nhân nào đó mà bên cầm giữ không còn thực tế kiểm soát tài sản nữa mà tài sản do chính bên có nghĩa vụ hoặc do người thứ ba năm giữ thì biện pháp cầm giữ tài sản chấm dứt.
  • Các bên có thể thỏa thuận thay đổi biện pháp cầm giữ bằng một biện pháp bảo đảm khác như thế chấp, bảo lãnh,... trường hợp này biện pháp cầm giữ sẽ chấm dứt.
  • Trường hợp bên có nghĩa vụ thực hiện xong nghĩa vụ của mình đã phát sinh trong hợp đồng song vụ thì bên cầm giữ tài sản phải trả lại tài sản cầm giữ cho bên có tài sản.
  • Trong thời gian cầm giữ, mà tài sản cầm giữ không còn do các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan của các bên, thì biện pháp cầm giữ chấm dứt. Các bên tiếp tục phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng song vụ, bên vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
  • Các bên có thể thỏa thuận về việc chấm dứt biện pháp cầm giữ tài sản. Trường hợp này bên có nghĩa vụ phải tự giác thực hiện đúng nghĩa vụ, nếu không thực hiện nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ.
Bài viết tham khảo:

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178