• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Biện pháp bảo đảm bảo lãnh được quy định như thế nào? Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là

  • Biện pháp bảo đảm bảo lãnh được quy định như thế nào?
  • biện pháp bảo đảm bảo lãnh
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM BẢO LÃNH

Kiến thức của bạn:

    Biện pháp bảo đảm bảo lãnh được quy định như thế nào?

Kiến thức của luật sư:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về biện pháp bảo đảm bảo lãnh

1. Biện pháp bảo đảm bảo lãnh

     Bộ luật dân sự 2015 quy định biện pháp bảo đảm bảo lãnh tại Điều 335 như sau:      "1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.      2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh."

     Từ quy định pháp luật, chúng ta thấy bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Như vậy, nghĩa vụ mà bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay có thể là nghĩa vụ trả tiền hoặc nghĩa vụ làm một công việc. Cho nên khi xác lập bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh cần phải kiểm tra bên bảo lãnh có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh hay không.

     Các bên có thể thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ nếu bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Trường hợp này, bên bảo lãnh phải chứng minh bên được bảo lãnh còn khả năng thực hiện nghĩa vụ thì bên bảo lãnh chưa phải thực hiện thay nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.

biện pháp bảo đảm bảo lãnh

Biện pháp bảo đảm bảo lãnh

2. Phạm vi bảo lãnh

     Phạm vi bảo lãnh được quy định tại Điều 336 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó:

     "1. Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.

     2. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

     3. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

     4. Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại."

     Khi xác lập bảo lãnh thì các bên có thể thỏa thuận về phạm vi bảo lãnh là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ. Toàn bộ nghĩa vụ có thể là nghĩa vụ gốc (ban đầu) và cũng có thể nghĩa vụ gốc và các nghĩa vụ phát sinh trong thời hạn thực hiện nghĩa vụ như tiền lãi, thiệt hại phải bồi thường.

     Một phần nghĩa vụ là đối tượng của nghĩa vụ chia thành nhiều phần hoặc đối tượng nghĩa vụ là công việc nhưng công việc có thể chia thành nhiều phần để thực hiện, thì các bên thỏa thuận sẽ bảo lãnh một phần của nghĩa vụ chính.

     Bên được bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện đúng nghĩa vụ đã phát sinh theo thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Nếu trong thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ hoặc gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm dân sự. Trường hợp này nếu các bên thỏa thuận phạm vi bảo lãnh là toàn bộ nghĩa vụ thì nghĩa vụ bảo lãnh gồm nghĩa vụ chính, tiền lãi, tiền phạt, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Chấm dứt biện pháp bảo đảm bảo lãnh

     Theo Điều 343 Bộ luật dân sự 2015, bảo lãnh chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  • Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt.
  • Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
  • Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
  • Theo thỏa thuận của các bên.

     Như vậy, bảo lãnh là biện pháp dự phòng bảo đảm cho nghĩa vụ chính, nếu nghĩa vụ chính bị vi phạm mới cần đến bảo lãnh. Nếu nghĩa vụ chính thực hiện xong hoặc các bên trong nghĩa vụ chính thỏa thuận chấm dứt nghĩa vụ hoặc do các căn cứ khác mà nghĩa vụ chính chấm dứt thì biện pháp bảo đảm bảo lãnh cũng chấm dứt. 

    Để được tư vấn vấn chi tiết về biện pháp bảo đảm bảo lãnhquý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.       Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178