Bắt buộc thực hiện nghĩa vụ và lưu thông nghĩa vụ
00:20 25/08/2019
Hiện tại, nhóm em đang không hiểu rõ về bắt buộc thực hiện nghĩa vụ và lưu thông nghĩa vụ, có thể giải thích hộ nhóm em để làm rõ về vấn đề trên được không?
- Bắt buộc thực hiện nghĩa vụ và lưu thông nghĩa vụ
- bắt buộc thực hiện nghĩa vụ
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
BẮT BUỘC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VÀ LƯU THÔNG NGHĨA VỤ
Câu hỏi của bạn:
Hiện tại, nhóm em đang không hiểu rõ về bắt buộc thực hiện nghĩa vụ và lưu thông nghĩa vụ, có thể giải thích hộ nhóm em để làm rõ về vấn đề trên được không? Và cho em hỏi bắt buộc thực hiện nghĩa vụ bản chất nó có phải là bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hay không và lưu thông nghĩa vụ có phải là chuyển giao nghĩa vụ hay không ạ. Em xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn
-
Buộc thực hiện nghĩa vụ
Tại Điều 11 BLDS 2015 quy định:
"Điều 11. Các phương thức bảo vệ quyền dân sự Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:
1. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.
2. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
3. Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
4. Buộc thực hiện nghĩa vụ.
5. Buộc bồi thường thiệt hại. 6. Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
7. Yêu cầu khác theo quy định của luật."
Như vậy, có quy định buộc thực hiện nghĩa vụ là một trong các phương thức bảo vệ quyền dân sự. Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giúp đỡ mình. Bản chất của phương thức này không phải là bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự là những biện pháp, cách thức do các chủ thể có quyền thực hiện hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng nhằm tác động vào người có nghĩa vụ, cưỡng chế họ phải thực hiện đúng nghĩa vụ mà họ đã cam kết thỏa thuận.
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 292 BLDS có thể liệt kê như: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược… [caption id="attachment_25695" align="aligncenter" width="386"] Bắt buộc thực hiện nghĩa vụ và lưu thông nghĩa vụ[/caption]
-
Lưu thông nghĩa vụ
Lưu thông được hiểu là di chuyển một cách thông suốt, không bị ngưng lại. Hiện nay pháp luật nước ta mới chỉ có những quy định về lưu thông đối với hàng hóa, tài sản. Vì vậy, thuật ngữ “lưu thông nghĩa vụ” chưa được quy định trong pháp luật Việt Nam và bản chất của thuật ngữ này cũng không phải là chuyển giao nghĩa vụ.
Chuyển giao nghĩa vụ là trường hợp người có nghĩa vụ không tự mình thực hiện nghĩa vụ đã giao kết mà chuyển giao cho người khác thực hiện, với điều kiện có sự đồng ý của chủ thể đó. Người có nghĩa vụ đã chuyển giao chấm dứt quan hệ nghĩa vụ với bên mang quyền và không phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nghĩa vụ của người thế nghĩa vụ. Bài viết tham khảo:
- https://luattoanquoc.com/ai-co-tham-quyen-ket-luan-ket-qua-kham-suc-khoe-nghia-vu-quan-su/
- https://luattoanquoc.com/dang-ky-nghia-vu-quan-su-lan-dau-theo-quy-dinh-cua-phap-luat/