Ai có quyền thừa kế đất của tổ tiên để lại?
18:09 23/08/2019
Ai có quyền thừa kế đất của tổ tiên để lại? Đất này của tổ tiên gia đình chúng tôi để lại. Tôi là con cháu đời thứ 5, ông bà tôi được 4 người con 2 nam,
- Ai có quyền thừa kế đất của tổ tiên để lại?
- ai có quyền thừa kế đất của tổ tiên để lại
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
AI CÓ QUYỀN THỪA KẾ ĐẤT CỦA TỔ TIÊN ĐỂ LẠI?
Câu hỏi của bạn:
Kính gửi công ty, tôi muốn được công ty tư vấn cho việc như sau:
Đất này của tổ tiên gia đình chúng tôi để lại. Tôi là con cháu đời thứ 5, ông bà tôi được 4 người con 2 nam, 2 nữ. Bà tôi mất khi tôi chưa ra đời. Ông tôi là người cuối cùng sử dụng và quản lý đất này rộng 658 m2 và có đặt bàn thờ các cụ ở đây. Ở cùng với ông tôi là chú út. Năm 1971, ông tôi mất và bàn thờ chuyển đến đặt ở nhà bố tôi (vì bố tôi là con trưởng). Năm 2000 chú tôi mất, năm 2013 bố tôi mất. Đất này không có di chúc, vợ và các con chú tôi ở cho đến nay. Năm 2008 đất này có sổ đỏ mang tên vợ chú tôi, sau đó chuyển sang tên con trai của chú tôi. Nay dòng họ muốn lấy lại một khoảng đất để làm nhà từ đường thờ các cụ. Nhưng vợ và con chú tôi không đồng ý. Hỏi với quy định hiện nay của pháp luật có thể kiện để lấy lại một khoảng đất được không? Nếu muốn lấy được thì phải làm thế nào.Vì dòng họ muốn có nhà thờ đặt trên đất của tổ tiên (hiện nay đang đặt nhờ nhà chú em tôi) để mọi người đến cúng bái được thuận tiện. Mong được luật sư tư vấn sớm để dòng họ chúng tôi thực hiện. Xin cám ơn!
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn: Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 có quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:
Vì các thông tin mà bạn đưa ra không đầy đủ nên chúng tôi có thể tư vấn cho bạn như sau:
Trường hợp 1: Đất mà ông bạn quản lý sử dụng đã được cấp sổ đỏ lần đầu mang tên ông bạn.
Đối với trường hợp này thì khi ông bạn mất mà không để lại di chúc thì đất là di sản thừa kế, sẽ được phân chia theo quy định pháp luật. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (Điều 651 BLDS 2015). Theo đó, 4 người con của ông là những người thuộc diện thừa kế, sẽ được hưởng các phần bằng nhau khi chia di sản. [caption id="attachment_26092" align="aligncenter" width="324"] Ai có quyền thừa kế đất của tổ tiên để lại?[/caption]
Hiện nay, chú bạn và bố bạn đã mất nên những người thuộc diện thừa kế của 2 người gồm vợ và các con có thể thay mặt họ làm thủ tục phân chia di sản thừa kế. Việc vợ của chú bạn làm thủ tục sang tên như vậy là trái với quy định pháp luật. Các con của ông bạn có thể cử một người đại diện để khởi kiện yêu cầu Tòa án xem xét hủy hoặc thu hồi sổ đỏ trên.
Trường hợp 2: Đất này là của tổ tiên, ông bạn chỉ là người quản lý và chưa được cấp sổ đỏ.
Nếu mảnh đất này từ thời ông bạn chưa được cấp sổ đỏ cho đến khi vợ của chú bạn đi làm thủ tục xin cấp thì mọi người trong gia đình cần xem xét thu thập các giấy tờ chứng minh nguồn gốc của mảnh đất, đồng thời gửi đơn lên Tòa án để giải quyết.
Về trình tự, thủ tục khởi kiện, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Thủ tục khởi kiện vụ án dân sự theo quy định pháp luật.
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;