Di chúc miệng cùng ưu điểm và hạn chế theo pháp luật hiện hành
19:00 17/09/2019
Di chúc miệng cũng ưu điểm và những hạn chế theo pháp luật hiện hành, tính hợp pháp của di chúc miệng cùng với ưu điểm và nhược điểm của di chúc miệng...
- Di chúc miệng cùng ưu điểm và hạn chế theo pháp luật hiện hành
- Di chúc miệng
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Di chúc miệng cùng ưu điểm và hạn chế theo pháp luật hiện hành
Kiến thức của bạn :
Di chúc miệng cũng ưu điểm và những hạn chế theo pháp luật hiện hành
Kiến thức của Luật sư :
Cơ sở pháp lý:
- Bộ Luật Dân sự năm 2015
Nội dung tư vấn:
1. Di chúc miệng là gì?
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 có quy định về di chúc như sau:Thừa kế là việc chuyển tài sản của người đã chết cho những người còn sống. Đây là sự kiện pháp lý thường xuyên diễn ra trong cuộc sống thường ngày. Nhưng để thực hiện sự kiện pháp lý này, người chết khi còn sống sẽ thực hiện phương thức thành lập di chúc để chuyển tài sản theo ý nguyện của mình cho những người còn sống. Trong Tiếng Việt, Di chúc được hay còn gọi là chúc thư được hiểu là việc dặn lại những việc mà người sau cần làm và nên làm của người đã chết khi còn sống. Còn theo pháp luật Việt Nam , Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc có thể thành lập bằng miệng hoặc văn bản. Từ đây ta có thể thể trả lời cho câu hỏi “Di chúc miệng là gì?” như sau :
“Di chúc miệng là một trong hai hình thức chủ yếu của di chúc nhằm thể hiện ý chí cá nhân qua lời nói trước lúc lâm chung nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết và không được thành lập văn bản ngay tại thời điểm đó.” [caption id="attachment_32014" align="aligncenter" width="450"] Di chúc miệng[/caption]
2. Di chúc miệng trong pháp luật hiện hành
Điều 651 BLDS năm 2015 có những quy định liên quan đến Di chúc miệng như sau :
“1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.”
Theo đó, pháp luật quy định trong trường hợp tính mạng bị cái chết đe dọa mà bản thân không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể Di chúc miệng tuy nhiên sau khi lập di chúc ba tháng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì Di chúc miệng đó bị hủy bỏ.
Cùng với đó tại Khoản 1 và 5 Điều 652 có quy định về tính hợp pháp của Di chúc miệng như sau :
“Điều 652. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.”
Di chúc miệng được coi là hợp pháp khi người lập di chúc trong trạng thái tự nguyện và đầy đủ sáng suốt minh mẫn khi lập di chúc. Nội dung của di chúc không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Người lập di chúc khi lập di chúc phải có ít nhất hai người làm chứng, những người làm chứng có nghĩa vụ phải ghi chép lại và thực hiện những quy định trình tự với bản di chúc đó như di chúc bằng văn bản.
Qua đây cùng với Điều 649 BLDS năm 2015 , ta có thể khẳng định Di chúc miệng là một hình thức của di chúc, có những quy định cụ thể và được áp dụng những quy định như hình thức di chúc khác.
3. Lập Di chúc bằng miệng nên hay không?
Theo như pháp luật quy định, ta có thể thấy hình thức lập Di chúc miệng là hình thức gián tiếp mà ở đây là người làm chứng lập thành Di chúc bằng văn bản. Với việc lập Di chúc miệng, điều quan trọng là sự tin tưởng của người lập Di chúc với người làm chứng. Việc truyền đạt trong lúc nguy kịch của người lập di chúc có tới người làm chứng có thể không chính xác hoặc được hiểu theo nghĩa khác dẫn tới việc hiểu sai và truyền đạt không đúng tinh thần của người đã mất. Cùng với việc "lời nói gió bay " sẽ dẫn tới việc không hay kèm theo như mua chuộc người làm chứng. tranh cướp tài sản, ...
Do đó, Di chúc miệng chỉ nên lập trong trường hợp nguy kịch chưa chuẩn bị di chúc bằng văn bản. Việc lập di chúc bằng văn bản “giấy trắng mực đen ” sẽ đảm bảo đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người lập di chúc và những người thừa kế. Nó tránh được những rủi ro mà di chúc miệng mang lại.
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;