• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Vì sao không nên kết hôn cận huyết - Luật Toàn quốc. Quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về vấn đề không nên kết hôn cận huyết

  • Vì sao không nên kết hôn cận huyết - Luật Toàn Quốc
  • không nên kết hôn cận huyết
  • Hỏi đáp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

     Kết hôn là việc các bên nam nữ tiến đến hôn nhân với nhau dựa trên mối quan hệ tình cảm và được pháp luật ủng hộ bằng cách bảo vệ mối quan hệ của vợ chồng căn cứ sự kiện kết hôn của họ. Tuy nhiên, pháp luật lại có quy định những người có quan hệ cận huyết không được kết hôn. Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu vì sao không nên kết hôn cận huyết tại bài viết dưới đây.

1. Kết hôn cận huyết là gì?

     Kết hôn cận huyết có thể được hiểu là mối quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ có cùng huyết thống, hay còn được gọi là có cùng dòng máu về trực hệ, có họ với nhau trong phạm vi ba đời . 

     Khoản 17, Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:

Những người có cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau

không nên kết hôn cận huyết

2. Quy định của pháp luật về kết hôn cận huyết

     Về nguyên tắc, pháp luật tôn trọng quyền tự định đoạt của hai bên nam nữ khi tiến đến hôn nhân. Pháp luật cũng bảo vệ các quan hệ hôn nhân gia đình đưỡ xác lập thực hiện theo quy định. 

     Tuy nhiên, để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, pháp luật cấm các hành vi kết hôn, ly hôn gây ảnh hưởng đến sự tự nguyên, đến thân nhân của hai bên nam nữ và đến thế hệ con cháu của họ. Theo đó, điểm d Khoản 2 Điều 5 về các hành vi kết hôn bị cấm quy định:

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

     Như vậy, việc kết hôn cận huyết sẽ được coi là kết hôn trái pháp luật theo khoản 6 Điều 3 của Luật Hôn nhân gia đình 2014.

3. Vì sao không nên kết hôn cận huyết

     Y học trước đây và ngày nay đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu và chỉ ra rằng kết quả của các cuộc hôn nhân cận huyết - con cái khi sinh ra sẽ có nguy cơ cao bị mắc các bệnh di truyền. Chúng có thể bị dị dạng về cấu trúc cơ thể, não bộ; giảm, mất khả năng sinh sản của thế hệ sau; giảm khả năng kháng bệnh, tư duy; giảm khả năng thích nghi với điều kiện sống. Cụ thể, trẻ em sinh ra thường mắc các bệnh như bị đao, bại não, mù màu, bạch tạng,...

     Nguyên nhân của các căn bệnh này là khả năng mang gen bệnh của những người có cùng huyết thống cao hơn bình thường mà chính họ cũng không biết mình mang bệnh. Chẳng hạn, Thalassemia là bệnh di truyền dạng lặn của nhiễm sắc thể thường, đối với những cặp vợ chồng mang gen bệnh sẽ gây bệnh cho tất cả các con ở thế hệ tiếp theo với những dấu hiệu đặc trưng như da xanh xao (do thiếu máu), mũi tẹt, khuôn mặt bị biến dạng, bụng phình to, nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị sớm, đúng cách.

     Ngoài ra, việc sinh ra những đứa trẻ như vậy còn làm suy giảm chất lượng nòi giống và làm gánh nặng cho gia đình, xã hội. Trẻ em là tương lai của đất nước, nếu không có quy định này thì đất nước khó có thể phát triển khi những mầm non tương lai mang quá nhiều những dị tật bất thường

4. Hỏi đáp về vì sao không nên kết hôn cận huyết

Câu hỏi 1: Xử lý đối với trường hợp kết hôn cận huyết?

     Việc kết hôn cận huyết là kết hôn trái pháp luật, vì vậy sẽ được Tòa án xử lý theo thủ tục tố tụng dân sự

     Tòa án sẽ ra quyết định về việc hủy kết hôn trái pháp luật và phải gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch và hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự (Theo Điều 11 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014)

Câu hỏi 2: Hậu quả của việc hủy kết hôn đối với trường hợp kết hôn cận huyết?

     Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ vợ chồng

     Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn

     Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định về quan hệ tài sản, nghĩa vụ hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Câu hỏi 3: Ai có quyền yêu cầu hủy kết hôn khi hai bên nam nữ kết hôn cận huyết?

     Theo quy định của pháp luật, các cá nhân, tổ chức dưới đây có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn cận huyết:

  • Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

Bài viết liên quan:

     Để được tư vấn chi tiết về vì sao không nên kết hôn cận huyết, khách hàng xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 19006500 để được hỗ trợ.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Hải Đường

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178