Vi phạm về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp xử lý thế nào?
08:55 12/08/2019
Vi phạm về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp xử lý thế nào: Căn cứ theo điều 19 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định ....
- Vi phạm về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp xử lý thế nào?
- đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
- Hỏi đáp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
VI PHẠM VỀ ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Kiến thức của bạn:
Vi phạm về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp xử lý thế nào?
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn! Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động năm 2012.
- Luật giáo dục nghề nghiệp 2014
- Nghị định 79/2015/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Nội dung tư vấn : Vi phạm về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp xử lý thế nào? Theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp 2014:
Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.
Căn cứ theo điều 19 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp:
Điều 19. Đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
"1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập;
b) Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo theo cam kết;
c) Có đủ chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định;
d) Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu;
đ) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
e) Có điều lệ, quy chế tổ chức, hoạt động.
2. Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp chỉ được tuyển sinh, tổ chức đào tạo khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
3. Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi thay đổi các nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì phải đăng ký bổ sung với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định cụ thể điều kiện, thẩm quyền, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp."
Nếu vi phạm về vấn đề đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp sẽ xử phạt hành chính theo điều 6 nghị định 79/2015
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo thời hạn quy định tại quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tẩy, xóa, sửa chữa, làm thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
3. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp ngoài địa điểm ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp với một trong các mức sau đây:
- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường trung cấp;
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường cao đẳng.
4. Phạt tiền đối với hành vi giả mạo giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp như sau:
- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường trung cấp;
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường cao đẳng.
5. Phạt tiền đối với hành vi không đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi tăng quy mô tuyển sinh của từng chuyên ngành hoặc nghề so với quy mô tuyển sinh ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp với một trong các mức sau đây:
- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 10% đến dưới 20%;
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 20% đến dưới 30%;
- Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 30% đến dưới 40%;
- Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 40% trở lên.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Bổ sung chuyên ngành hoặc nghề đào tạo, trình độ đào tạo;
- Chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Thay đổi cơ quan chủ quản, chủ đầu tư của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc cơ sở đào tạo đến nơi khác;
- Thành lập phân hiệu hoặc cơ sở đào tạo mới;
- Liên kết với tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
7. Phạt tiền đối với hành vi tuyển sinh, tổ chức đào tạo khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp với một trong các mức sau đây:
- Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
- Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường trung cấp;
- Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường cao đẳng.
8. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này vào ngân sách nhà nước;
- Buộc khôi phục quyền lợi học tập cho người học, hoàn trả cho người học các khoản đã thu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 và Khoản 7 Điều này; trường hợp không xác định được người học để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước;
- Buộc chuyển người học về địa điểm đã được phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
- Buộc thu hồi và tiêu hủy giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
Bài viết tham khảo:
- Cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp.