Hệ số trượt giá tiền lương có ý nghĩa gì?
08:22 22/03/2022
Hệ số trượt giá tiền lương có ý nghĩa gì? Hệ số trượt giá tiền lương được hiểu đơn giản là sự mất giá của đồng tiền
- Hệ số trượt giá tiền lương có ý nghĩa gì?
- Hệ số trượt giá tiền lương
- Hỏi đáp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
HỆ SỐ TRƯỢT GIÁ TIỀN LƯƠNG
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp: Theo tôi được biết thì khi đi hưởng bảo hiểm xã hội một lần sẽ được tính thềm tiền trượt giá. Vậy hệ số trượt giá tiền lương có ý nghĩa gì? Mong Luật sư tư vấn giúp! Tôi xin cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư:
Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về hệ số trượt giá tiền lương về cho chúng tôi, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về hệ số trượt giá tiền lương như sau:
Cơ sở pháp lý:
- Thông tư số: 42/2016/TT-BLĐTBXH Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
1. Hệ số trượt giá tiền lương là gì?
Hệ số trượt giá tiền lương được hiểu đơn giản là sự mất giá của đồng tiền. Trải qua quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, đồng tiền càng ở những năm về trước càng có giá trị hơn. Hệ số trượt giá tiền lương có ý nghĩa như là sự bù đắp lại sự mất giá của đồng tiền đó. Hệ số trượt giá tiền lương được tính để trả khi người lao động rút tiền tham gia bảo hiểm một lần hoặc khi hưởng chế độ hưu trí.
2. Đối tượng áp dụng hệ số trượt giá tiền lương
- Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017.
- Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017.
3. Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
Điều 2 Thông tư quy định về điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội như sau
- Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm | = | Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm | x | Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng |
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1
Năm | Trước 1995 | 1995 | 1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 |
Mức điều chỉnh | 4,40 | 3,74 | 3,53 | 3,42 | 3,18 | 3,04 | 3,09 | 3,10 | 2,99 | 2,89 | 2,69 | 2,48 |
Năm | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 |
Mức điều chỉnh | 2,31 | 2,13 | 1,73 | 1,62 | 1,48 | 1,25 | 1,15 | 1,08 | 1,03 | 1,03 | 1,00 | 1,00 |
2. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
Điều 3 Thông tư quy định về điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
- Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:
Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm | = | Tổng thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm | x | Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng |
Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2
Năm | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 |
Mức điều chỉnh | 1,73 | 1,62 | 1,48 | 1,25 | 1,15 | 1,08 | 1,03 | 1,03 | 1,00 | 1,00 |
2. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này. Mức bình quân thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về hệ số trượt giá tiền lương:
Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về hệ số trượt giá tiền lương mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.