Trợ cấp mai táng cho công an người làm công tác cơ yếu
14:16 28/03/2018
trợ cấp mai táng cho công an người làm công tác cơ yếu như sau: Trợ cấp mai táng được thực hiện theo quy định tại Điều 66 của Luật Bảo hiểm xã hội [..]
- Trợ cấp mai táng cho công an người làm công tác cơ yếu
- Trợ cấp mai táng cho công an
- Hỏi đáp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Trợ cấp mai táng cho công an
Kiến thức của bạn:
- Trợ cấp mai táng cho công an người làm công tác cơ yếu
Kiến thức của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn về trợ cấp mai táng cho công an
Điều 20 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn luật bảo hiểm xã hội và nghị định 33/2016/NĐ-CP quy định về trợ cấp mai táng cho công an người làm công tác cơ yếu như sau:
Thứ nhất: Trợ cấp mai táng được thực hiện theo quy định tại Điều 66 của Luật Bảo hiểm xã hội và các Khoản 2 và 3 Điều 13 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động chết.
Ví dụ: Đồng chí Binh nhất Nguyễn Đình Hải, nhập ngũ tháng 02 năm 2016, bị chết do tai nạn rủi do ngày 05 tháng 11 năm 2016, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của đồng chí Hải là 10 tháng.
Trường hợp đồng chí Hải chết do tai nạn rủi ro, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 10 tháng (chưa đủ 12 tháng) nên người lo mai táng cho đồng chí Hải không được nhận trợ cấp mai táng.
Ví dụ: Đồng chí Hoàng Thế Thảo đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bị chết do bệnh tật. Đồng chí Thảo có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 4 năm 2 tháng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 10 tháng.
Trường hợp đồng chí Thảo có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc là 60 tháng nên người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng phí bằng 10 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đồng chí Thảo chết. [caption id="attachment_81202" align="aligncenter" width="450"] Trợ cấp mai táng cho công an[/caption]
Thứ hai: Người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng và đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 12 tháng, hoặc người lao động có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện dưới 60 tháng thì khi chết, người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng quy định tại Khoản 1 Điều này.
Ví dụ: Đồng chí Nguyễn Văn An có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 02 năm 2012 đến tháng 02 năm 2015; tháng 3 năm 2015 tuyển dụng vào làm việc trong ngành Cơ yếu, ngày 14 tháng 5 năm 2015 đồng chí An bị tai nạn lao động, tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 31%, được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng từ tháng 7 năm 2015, ngày 15 tháng 01 năm 2016 đồng chí An chết do tai nạn rủi ro.
Như vậy, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của đồng chí An chưa đủ 12 tháng, tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đủ 60 tháng; tuy nhiên, đồng chí An đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng cho nên thân nhân đồng chí An được hưởng trợ cấp mai táng.
Thứ ba: Người lao động bị mất tin, mất tích và được Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại thời điểm Tòa án tuyên bố là đã chết.
Bài viết tham khảo:
- Trợ cấp mai táng cho công an người làm công tác cơ yếu
- Đối tượng được hưởng trợ cấp mai táng theo quy định pháp luật
Để được tư vấn vấn chi tiết về trợ cấp mai táng cho công an, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected] Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.