Trả lại đơn kiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành
16:54 12/09/2017
Trả lại đơn kiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành, Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại của đương sự...
- Trả lại đơn kiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành
- Trả lại đơn kiện
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Trả lại đơn kiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành
Kiến thức của bạn:
Kiến thức của luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ Luật Tố tụng dân sự mới 2015
- Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP
Nội dung tư vấn: Trả lại đơn kiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về việc trả lại đơn khởi kiện như sau:
Điều 192. Trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện
"1. Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây:
a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 của Bộ luật này hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
b) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp pháp luật có quy định về các điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó;
c) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án; quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định; đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn; yêu cầu thay đổi nuôi con; thay đổi mức cấp dưỡng; mức bồi thường thiệt hại; yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản; thay đổi người quản lý di sản; thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản; đòi tài sản cho thuê; cho mượn; đòi nhà; đòi quyền sử dụng đất cho thuê; cho mượn; cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
d) Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 195 của Bộ luật này; mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án; trừ trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có trở ngại khách quan; sự kiện bất khả kháng;
đ) Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
e) Người khởi kiện không sửa đổi; bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán; quy định tại khoản 2 Điều 193 của Bộ luật này.
Trường hợp trong đơn khởi kiện; người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ; nơi cư trú của người bị kiện; người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định; thường xuyên thay đổi nơi cư trú; trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan; người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú; làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ; trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì Thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện; mà xác định người bị kiện; người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý; giải quyết theo thủ tục chung.
Trường hợp trong đơn khởi kiện; người khởi kiện không ghi đầy đủ; cụ thể hoặc ghi không đúng tên; địa chỉ của người bị kiện; người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan mà không sửa chữa; bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện;
g) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện.
2. Khi trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Thẩm phán phải có văn bản nêu rõ lý do trả lại đơn khởi kiện, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ mà Thẩm phán trả lại cho người khởi kiện phải được sao chụp và lưu tại Tòa án để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
3. Đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau đây:
a) Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
b) Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
c) Đã có đủ điều kiện khởi kiện;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành khoản 1 và khoản 3 Điều này." [caption id="attachment_51363" align="aligncenter" width="386"] Trả lại đơn khởi kiện[/caption]
1. Thẩm quyền trả lại đơn khởi kiện
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 việc trả lại đơn khởi kiện phải do thẩn phán tiến hành. Tuy nhiên thẩm phán được phân công thụ lý vụ án đó cũng chỉ được tiến hành trả lại đơn khởi kiện khi có một trong số các căn cứ sau:
Thứ nhất, Người khởi kiện không có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 của Bộ luật này hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
Thứ hai, Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật. Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp pháp luật có quy định về các điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó;
Thứ ba, Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
Thứ tư, hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 195 của Bộ luật này mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng;
Thứ năm, Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
Thứ sau, Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 193 của Bộ luậ tục này.
2. Thủ tục trả lại đơn khởi kiện
Theo quy định khi trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Thẩm phán phải có văn bản nêu rõ lý do trả lại đơn khởi kiện, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp người khởi kiện, Viện kiếm sát không đồng tình với việc trả lại đơn khởi kiện trên thì Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện.
Ngay sau khi nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phải phân công một Thẩm phán khác xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có khiếu nại; trường hợp đương sự vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên họp.
Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc trả lại đơn khởi kiện, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát và đương sự có khiếu nại tại phiên họp, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây:
Thứ nhất, Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện và thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp;
Thứ hai, Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trả lời khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Thẩm phán, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp phải ra một trong các quyết định giữ nguyên hoặc trả lại đơn khởi kiện
Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp có hiệu lực thi hành và được gửi ngay cho người khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát đã kiến nghị và Tòa án đã ra quyết định trả lại đơn khởi kiện.
Trường hợp có căn cứ xác định quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp có vi phạm pháp luật thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao nếu quyết định bị khiếu nại, kiến nghị là của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nếu quyết định bị khiếu nại, kiến nghị là của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại của đương sự, kiến nghị của Viện kiểm sát thì Chánh án phải giải quyết. Quyết định của Chánh án là quyết định cuối cùng. Đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ mà Thẩm phán trả lại cho người khởi kiện phải được sao chụp và lưu tại Tòa án để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
- Áp dụng tập quán để giải quyết các quan hệ pháp luật dân sự
- Chi phí định giá tài sản theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự
Trên đây là quy định của pháp luật về các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì, bạn vui lòng liên hệ Luật Toàn Quốc qua Tổng đài tư vấn Luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để chúng tôi được ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo: