• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Che giấu tội phạm là gì. Quy định của pháp luật Việt Nam về những yếu tố cấu thành của tội phạm này dựa trên quy định của BLHS 2015.

  • Tội che giấu tội phạm có cấu thành thế nào theo quy định Việt Nam
  • Che giấu tội phạm là gì
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Che giấu tội phạm là gì

Kiến thức của bạn:

    Cấu thành của tội che giấu tội phạm theo BLHS 2015

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: Che giấu tội phạm là gì

     Che giấu là việc giấu đi, không để lộ ra những việc làm không tốt của mình gây ra đối với người khác. Che giấu tội phạm là một tội phạm do nó gây khó khăn cho việc điều tra, phát hiện tội phạm, cản trở việc tìm ra và xử lý người phạm tội, cản trở việc khắc phục hậu quả của tội phạm và có khi còn khuyến khích người phạm tội.

     Theo điều 18, BLHS 2015 quy định:

"Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.

Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này." [caption id="attachment_101704" align="aligncenter" width="360"]Che giấu tội phạm là gì Che giấu tội phạm là gì[/caption]

     1. Chủ thể thực hiện hành vi

     Chủ thể thực hiện hành vi là người từ đủ tuổi và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự. 

     2. Khách thể của hành vi che giấu tội phạm

     Tội phạm này xâm phạm đến hoạt động bình thường và đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm.

     3. Mặt khách quan của hành vi che giấu tội phạm

     Hành vi phạm tội: che giấu người phạm tội, che giấu các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc hành vi khác cản trở việc điều tra, xử lý người phạm tội.

     4. Mặt chủ quan của hành vi che giấu tội phạm

     Người thực hiện tội phạm với lỗi cố ý. Họ biết rõ hành vi là cản trở hoạt động điều tra, xử lý tội phạm, gây khó khăn cho hoạt động này, tuy nhiên họ mong muốn che giấu trót lọt tội phạm.

     Trong một số trường hợp, việc miễn trách nhiệm hình sự cho người thân thích của người phạm tội là một hành động mang tính nhân văn. Về yếu tố chủ quan, người che giấu này thực hiện tội phạm một cách cố ý. Vì họ nhận thức rõ hành vi của mình là tạo điều kiện giúp cho người phạm tội trốn tránh được sự trừng phạt của pháp luật nhưng vẫn thực hiện. Cấu thành tội che giấu tội phạm đòi hỏi ý chí chủ quan của người che giấu tội phạm phải được tự do, không bị ép buộc, không bị đe dọa. Cho nên, khi người thân có hành vi giúp đỡ tội phạm trốn chạy nhưng họ bị đe dọa, ép buộc thì không phải chịu TNHS. Bởi khi đó, dấu hiệu chủ quan của tội che giấu tội phạm không thỏa mãn.

     Theo khoản 2, điều 18 BLHS 2015 đã quy định rõ nếu như người che giấu là ông, bà, cha, mẹ, con cháu, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì họ sẽ được miễn trách nhiệm hình sự kể cả khi họ có hành vi che giấu cho tội phạm. 

     Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về Che giấu tội phạm là gì quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178