Thừa kế quyền sử dụng đất không có di chúc như thế nào
08:38 22/06/2019
Có rất nhiều người chết không để lại di chúc phát sinh các vấn đề thừa kế theo quy định của pháp luật. Có không ít thắc mắc xoay quanh vấn đề thừa kế quyền sử dụng đất không có di chúc như thế nào. Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp ngay sau đây mời bạn đọc theo dõi
- Thừa kế quyền sử dụng đất không có di chúc như thế nào
- Thừa kế quyền sử dụng đất không có di chúc
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHÔNG CÓ DI CHÚC
Câu hỏi của bạn:
Xin chào Luật sư, mong luật sư tư vấn cho em về vấn đề thừa kế quyền sử dụng đất không có di chúc
Hiện tại, nhà bên vợ em ở phường Bửu Long, Biên Hòa, Đồng nai có thửa đất số hiệu là 245, do ông nội vợ em đứng tên quyền sử dụng đất. Ông nội đã đăng ký quyền sử dụng đất và đã có biên nhận hồ sơ của sở địa chính. Năm 2003, do đột ngột qua đời nên ông nội không để lại di chúc và ủy quyền cho con cái trong gia đình về việc nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã đăng ký trước đó. Nay gia đình em muốn nhận lại quyền sử dụng đất trước đó của ông nội. Mong luật sư tư vấn cho gia đình em về nội dung thừa kế không có di chúc này.
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thừa kế quyền sử dụng đất không có di chúc như sau:
1. Khi nào thì áp dụng thừa kế đất đai không có di chúc?
Thừa kế không có di chúc hay còn được gọi là thừa kế theo pháp luật, là một hình thức thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ theo Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật, những trường hợp áp dụng thừa kế đất đai không có di chúc là:
- Người để lại di sản không lập di chúc hoặc di chúc không hợp pháp;
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
- Cơ quan, tổ chức được thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Những người có quyền thừa kế đất đai khi không có di chúc?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 , những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
-
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
...
Theo đó, những người có thể thừa kế đất đai không có di chúc được phân loại thành 03 hàng thừa kế với những đối tượng khác nhau. Những người thừa kế cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng di sản ngang nhau.
Lưu ý: Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy trường hợp của bạn, ông nội vợ bạn mất không để lại di chúc nên thuộc trường hợp thừa kế theo pháp luật. Những người được thừa kế di sản phải làm văn bản thỏa thuận phân chia di sản: ai từ chối quyền, ai được hưởng toàn bộ, mỗi người thừa kế bao nhiêu…. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản phải được chứng thực ở UBND cấp xã nơi có đất hoặc công chứng tại một tổ chức công chứng tại nơi có đất.
Liên kết tham khảo:
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai