• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định về thủ tục công bố sản phẩm là tinh dầu được quy định trong pháp luật hiện hành..Những lưu ý và quy trình kiểm nghiệm, công bố chất lượng sản phẩm.

  • Thủ tục công bố sản phẩm là tinh dầu mới nhất
  • Thủ tục công bố sản phẩm là tinh dầu
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Thủ tục công bố sản phẩm là tinh dầu

Câu hỏi của bạn về thủ tục công bố sản phẩm là tinh dầu:

     Xin chào luật sư,

     Hiện nay công ty tôi đang có sản phẩm là tinh dầu. Tuy nhiên, tôi chưa rõ về trình tự, thủ tục công bố sản phẩm tinh dầu như thế nào? Kính mong luật sư tư vấn giúp tôi.

     Xin cảm ơn luật sư!

Câu trả lời của luật sư về thủ tục công bố sản phẩm là tinh dầu:

Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về thủ tục công bố sản phẩm là tinh dầu. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thủ tục công bố sản phẩm là tinh dầu như sau:

1. Căn cứ pháp lý về thủ tục công bố sản phẩm là tinh dầu:

2. Nội dung tư vấn về thủ tục công bố sản phẩm là tinh dầu:

Sản phẩm tinh dầu là sản phẩm tạo hương thơm, có tác dụng thanh lọc không khí nên cần làm thủ tục tự công bố chất lượng sản phẩm.

2.1. Đối tượng phải thực hiện công bố chất lượng tinh dầu:

  • Các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm tinh dầu
  • Các nhà nhập khẩu sản phẩm tinh dầu muốn lưu hành sản phẩm tại Việt Nam
  • Công ty nước ngoài muốn tham gia vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tinh dầu trên thị trường Việt Nam.

2.2. Hồ sơ công bố sản phẩm tinh dầu:

  • Bản tự công bố sản phẩm theo Mu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.[caption id="attachment_198866" align="aligncenter" width="645"]https://luattoanquoc.com/trinh-tu-dang-ky-ban-cong-bo-san-pham-theo-quy-dinh/ Bản tự công bố sản phẩm[/caption]
  • Giấy phép Đăng ký kinh doanh có ngành nghề sản xuất và kinh doanh tinh dầu
  • Phiếu kết quả Kiểm nghiệm sản phẩm theo các chỉ tiêu quy định trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
  • Mẫu sản phẩm tinh dầu cần công bố; thông tin sản phẩm.   
  • Bộ hồ sơ tiêu chuẩn cơ sở theo thông tư 21/2007/TT-BKHCN

     Theo đó, hồ sơ tự công bố sản phẩm khá đơn giản. Tuy nhiên, sản phẩm tự công bố phải được kiểm nghiệm phù hợp với các chỉ tiêu an toàn do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của cơ quan nhà nước.

2.3. Trình tự công bố sản phẩm là tinh dầu

     Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm (Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận, trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó).

     Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm. Đồng thời phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.

     Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

     Trường hợp sản phẩm có thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm.
[caption id="attachment_198847" align="aligncenter" width="552"]https://luattoanquoc.com/trinh-tu-tu-cong-bo-san-pham-nhu-nao-theo-quy-dinh-phap-luat/ Thủ tục công bố sản phẩm là tinh dầu[/caption]

Bài viết tham khảo:

 


Lưu ý khi làm thủ tục công bố sản phẩm

Câu hỏi của bạn về lưu ý khi làm thủ tục công bố sản phẩm:

Khi làm thủ tục công bố sản phẩm cần chú ý điều gì thưa luật sư?

Câu trả lời của Luật sư về lưu ý khi làm thủ tục công bố sản phẩm:

Để có một quá trình tự công bố chất lượng sản phẩm thuận lợi cũng như hoàn thành thủ tục tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm mà không gặp những khó khăn thì doanh nghiệp nên lưu ý một số vấn đề như sau:

     1. Sử dụng tiếng Việt cho hồ sơ tự công bố:

Đối với hồ sơ tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm thì doanh nghiệp phải sử dụng bằng tiếng Việt. Tuyệt đối không sử dụng tiếng nước ngoài để làm hồ sơ. Trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng.

     2. Tài liệu nộp kèm phải có hiệu lực

Khi nộp hồ sơ để làm thủ tục tự công bố chất lượng thực phẩm thì nhất thiết phải có những tài liệu đi kèm để chứng thực cũng như chứng minh doanh nghiệp đã và đang hoạt động trên thị trường.

Vậy nên, những tài liệu này yêu cầu cần phải có hiệu lực cho đến thời điểm nộp hồ sơ. Nếu những tài liệu này không có hiệu lực thì cơ quan có thẩm quyền sẽ không giải quyết cho doanh nghiệp.

     3. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình

Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó. Cơ quan có thẩm quyền sẽ không đứng ra chịu trách nhiệm cho doanh nghiệp khi tự công bố. Bởi vậy, doanh nghiệp cần lưu ý và tìm hiểu thật kỹ những chỉ tiêu thực phẩm an toàn để tiến hành tự công bố đạt chuẩn chất lượng nhất. Tránh những trường hợp sai sót về sau sẽ gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp.

     4. Lựa chọn nơi nộp hồ sơ:

Trường hợp tổ chức, cá nhân có nhiều cơ sở sản xuất  cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.

    5. Khi có sự thay đổi sau khi công bố:

Sau khi công bố mà cần đổi tên, xuất xứ, thành phần cấu tạo của sản phẩm thì cá nhân, tổ chức phải tự thực hiện công bố lại. Các thay đổi khác có thể thông báo bằng văn bản gửi lên cơ quan quản lý nhà nước.

Kết luận:

Như vậy, khi thực hiện công bố sản phẩm doanh nghiệp cần chú ý về ngôn ngữ, tài liệu kèm theo để hoàn thành thủ tục thuận lợi công bố sản phẩm. Đồng thời sau khi công bố sản phẩm doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về an toàn của sản phẩm.

Bài viết tham khảo:


Quy trình kiểm nghiệm và công bố chất lượng sản phẩm tinh dầu

Câu hỏi của bạn về quy trình kiểm nghiệm và công bố chất lượng sản phẩm tinh dầu:

Quy trình kiểm nghiệm và công bố chất lượng sản phẩm tinh dầu như thế nào?

Câu trả lời của Luật sư về quy trình kiểm nghiệm và công bố chất lượng sản phẩm tinh dầu:

     1. Bước 1: Kiểm nghiệm sản phẩm tinh dầu

    Kiểm nghiệm sản phẩm tinh dầu là một hình thức kiểm soát chất lượng sản phẩm. Việc kiểm nghiệm sản phẩm phải tuân theo Luật an toàn thực phẩm do Quốc hội ban hành theo nghị quyết số 51/2001/QH10.

     Doanh nghiệp chuẩn bị mẫu sản phẩm (tối thiểu 200 gram/mẫu) sau đó đến trung tâm kiểm nghiệm để thực hiện. Trung tâm kiểm nghiệm đó phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và được cấp chứng chỉ hành nghề.

     Lên chỉ tiêu cho phù hợp với sản phẩm và theo tiêu chuẩn Việt Nam ví dụ như:

+ Quyết định số 46/2007/QĐ – BYT ban hành ngày 19/12/2007 ;(Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm);

+ QCVN 8-2:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm)

+ QCVN 8-3:2012/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm)

+ TCVN 8389-2:2010/BYT về khẩu trang y tế

+ TCVN 6029:1995 về tinh dầu quế.....

     2. Bước 2: Thực hiện công bố tiêu chuẩn sản phẩm tinh dầu

     Sau khi có Kết quả kiểm nghiệm đạt tất cả các chi tiêu, doanh nghiệp xây dựng hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm theo quy định Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật do Chủ tịch nước công bố ngày 12/07/2006 và Thông tư 21/2007/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn. Doanh nghiệp cần chuẩn bị Hồ sơ công bố sản phẩm tinh dầu và thực hiện công bố.

Kết luận:

     Như vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp cần thực hiện đúng quy trình kiểm nghiệm với các quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định. Sau đó thực hiện tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về thủ tục công bố sản phẩm là tinh dầu, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật  doanh nghiệp 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Vân Anh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178