Thủ đoạn mạo danh nhà mạng dọa “khóa thuê bao” để lừa đảo
17:31 31/03/2023
Thủ đoạn mạo danh nhà mạng dọa “khóa thuê bao” để lừa đảo, nếu bạn gặp hình thức lừa đảo tinh vi này hay liên hệ ngay Luật Toàn Quốc
- Thủ đoạn mạo danh nhà mạng dọa “khóa thuê bao” để lừa đảo
- Thủ đoạn mạo danh nhà mạng dọa “khóa thuê bao” để lừa đảo
- Dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
THỦ ĐOẠN MẠO DANH NHÀ MẠNG DỌA "KHÓA THUÊ BAO" ĐỂ LỪA ĐẢO
Gần đây, nhiều người đã nhận được những cuộc gọi, tin nhắn lừa đảo đe dọa “khóa thuê bao điện thoại” dù SIM đã được đăng ký chính chủ. Những cuộc gọi mạo danh này do những đối tượng xấu thực hiện khiến người dùng khó phân biệt được thật giả, qua đó, nhằm trục lợi, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
1. Hiện tượng mạo danh thuê bao nhà mạng dọa khóa thuê bao để lừa đảo được hiểu như thế nào?
Với số lượng lớn người dân có nhu cầu tìm hiểu và chuẩn hóa thông tin thuê bao, các nhóm lừa đảo đã mạo danh nhà mạng gọi điện "dọa" khóa tài khoản, khóa thuê bao để lừa đảo.
Họ mạo danh nhà mạng gọi điện nhắn tin đe doa người dùng là sim sẽ bị khóa thuê bao, không sử dụng được nếu không làm theo cách họ hướng dẫn, không cung cấp cho họ thông tin,..
Đối với các cuộc gọi giả danh nhà mạng thì người nghe tuyệt đối không thực hiện bất cứ yêu cầu nào, không chuyển tiền hoặc không cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại.
2. Các thủ đoạn mạo danh nhà mạng dọa "khóa thuê bao" để lừa đảo
Lợi dụng chiến dịch chuẩn hóa thông tin di động quy mô lớn được Cục Viễn thông triển khai, các đối tượng xấu đã thực hiện các cuộc gọi, tin nhắn lừa đảo giả danh nhà mạng để thông báo thuê bao của người được gọi sắp bị "khóa thuê bao" sau 2 giờ, yêu cầu nâng cấp, bổ sung thông tin cá nhân.
Nếu người dùng từ chối cung cấp, các đối tượng sẽ đưa ra nhiều lời đe dọa về việc thuê bao sẽ bị khóa và yêu cầu người dùng làm theo hướng dẫn. Lúc này, nếu người dùng thực hiện theo các hướng dẫn sẽ có nguy cơ mất quyền kiểm soát SIM điện thoại và kẻ xấu sẽ chiếm đoạt các tài khoản khác như mã OTP ngân hàng, tài khoản mạng xã hội...
3. Làm gì khi nhận được những cuộc gọi giả danh nhà mạng để lừa đảo?
Trước tình trạng giả mạo cơ quan quản lý nhà nước, để tránh rơi vào bẫy, người dân nên kiểm tra số điện thoại của mình đã được chuẩn hóa theo quy định hay chưa bằng các cách như: soạn tin nhắn "TTTB gửi 1414"; tra cứu thông tin, cập nhật thông tin thuê bao trên các ứng dụng của nhà mạng (MyViettel, MyVNPT, My Mobifone...); gọi điện trực tiếp tới nhà mạng hoặc đến điểm giao dịch của nhà mạng để cập nhật thông tin thuê bao.
Người dùng cũng cần lưu ý cẩn trọng khi nhận được các tin nhắn đến từ các đầu số lạ, không thuộc nhà mạng. Để biết chính xác tin nhắn có phải từ nhà mạng mình đang dùng hay không, người dùng cần đối chiếu với tin nhắn định danh của từng nhà mạng. Cụ thể:
- Với thuê bao sử dụng mạng Viettel:
Tin nhắn gửi từ tên định danh Viettel.
Hiển thị cuộc gọi đến: Đầu số được định danh VIETTELCSKH (02462660198) sẽ thực hiện cuộc gọi tự động hoặc nhân viên tổng đài gọi điện trực tiếp cho khách hàng
- Với thuê bao sử dụng mạng Vinaphone:
Tin nhắn gửi từ tên định danh VinaPhone.
Hiển thị cuộc gọi đến: Tên định danh Vinaphone hoặc từ các số điện thoại 0888.001.091 và 0911.001.091.
- Với thuê bao sử dụng mạng MobiFone:
Tin nhắn gửi từ tên định danh MobiFone.
Hiển thị cuộc gọi đến: Từ số tổng đài chăm sóc khách hàng 9090
- Với thuê bao sử dụng mạng Vietnammobile: hiển thị cuộc gọi đến từ đầu số 0921.667.667
- Với thuê bao sử dụng mạng Đông Dương – Itelecom:
Tin nhắn gửi tên định danh iTel.
Hiển thị cuộc gọi đến: từ đầu số 0879.028.888
- Với thuê bao sử dụng mạng ASIM Telecom – Local:
Tin nhắn gửi tên định danh myLocal.vn.
Hiển thị cuộc gọi đến: từ đầu số 0899.096.854 (tên hiển thị LOCAL)
- Với thuê bao sử dụng mạng Mobicast – WINTEL:
Tin nhắn gửi tên định danh Wintel.
Hiển thị cuộc gọi đến từ đầu số 0559.559.559/ 0559.558.558.
4. Một số biện pháp phòng tránh lừa đảo qua mạng
Để chủ động phòng ngừa, đấu tranh, tố giác tội phạm, đồng thời nâng cao cảnh giác trước những chiêu trò của đối tượng lừa đảo qua mạng, bạn cần phải chủ động tìm hiểu thông tin về các chiêu trò lừa đảo đồng thời lưu ý một số biện pháp phòng tránh lừa đảo qua mạng sau đây:
- Khuyến cáo không cung cấp thông tin, hình ảnh cá nhân hoặc đăng tải lên mạng xã hội;
- Không cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khi chưa biết họ là ai và sử dụng vào mục đích gì;
- Không cung cấp tên đăng nhập (username), mật khẩu truy cập/mã PIN Internet banking, mã OTP cho người khác, ngay cả khi nhận được yêu cầu từ nhân viên ngân hàng;
- Không nhập tên đăng nhập, mật khẩu truy cập/mã PIN Internet banking, mã OTP, số tài khoản…của mình vào trang web hoặc liên kết lạ khác với những trang web chính thống của ngân hàng đã và đang sử dụng;
- Không thực hiện các yêu cầu chuyển tiền thông qua tin nhắn của các trang mạng xã hội, kể là của người thân, bạn bè;
- Trước khi chuyển tiền cho người thân hoặc bạn bè, cần gọi điện thoại cho người đó trước, xác nhận lại nội dung chuyển tiền. Cần gọi điện cho người đó trước để xác nhận nội dung chuyển tiền;
- Cẩn trọng với các cuộc điện thoại từ số máy lạ, đặc biệt là các số máy có đầu số từ nước ngoài;
- Không mua, bán, cho mượn Giấy chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân, tài khoản cá nhân, tài khoản ngân hàng, các loại thẻ tín dụng do ngân hàng cấp, phát.
- Không tin vào những chiêu trò nhận thưởng qua mạng với yêu cầu nạp tiền qua thẻ điện thoại hoặc chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng để làm thủ tục nhận thưởng;
- Tuyệt đối không được sử dụng số tiền “chuyển nhầm” vào việc chi tiêu cá nhân, chỉ nên làm việc và liên lạc với ngân hàng để giải quyết vấn đề;
- Không để các đối tượng lôi kéo, dụ dỗ tham gia đầu tư vào các sàn giao dịch tiền ảo, sàn giao dịch ngoại hối, tránh bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
- Không nên truy cập vào các đường link lạ hoặc file không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội như Facebook, Zalo,...;
- Thường xuyên thay đổi mật khẩu cho các tài khoản mạng xã hội;
-
Kiểm tra rõ các thông tin về tin tuyển dụng CTV việc nhẹ, lương cao, không chuyển tiền đặt cọc theo yêu cầu khi chưa xác định được phía nhà tuyển dụng có đáng tin cậy hay không.
5. Hỏi đáp về thủ đoạn mạo danh nhà mạng dọa" khóa thuê bao" để lừa đảo:
Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi: Nếu sim của tôi đã chuyển cho con sử dụng thì có phải chuẩn hóa thông tin không? Tôi cảm ơn!
Theo quy định tại Nghị định 49/2017/NĐ-CP, đối với người dưới 14 tuổi hoặc người được giám hộ theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015, việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung phải do cha, mẹ hoặc người giám hộ thực hiện.
Tuy nhiên, khi con bạn đã có CCCD, nên cập nhật thông tin để có thể sử dụng thuận lợi trên điện thoại thông minh hoặc dùng các ứng dụng tài chính, ngân hàng...
Câu hỏi 2: Luật sư cho tôi hỏi: Làm thế nào để kiểm tra được thông tin thuê bao của mình đã được chuẩn hóa hay chưa? Tôi cảm ơn!
Người sử dụng có thể nhắn tin tới số 1414 với cú pháp TTTB hoàn toàn miễn phí để biết được thuê bao của mình đã có thông tin đúng và đầy đủ chưa.
Dịch vụ về thủ đoạn mạo danh nhà mạng dọa" khóa thuê bao" để lừa đảo:
Tư vấn qua Tổng đài 1900 6500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về thủ đoạn mạo danh nhà mạng dọa "khóa thuê bao" để lừa đảo và các vấn đề khác có liên quan. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi câu hỏi về thủ đoạn mạo danh nhà mạng "khóa thuê bao" để lừa đảo tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Chuyên viên: Nguyễn Huệ