• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thông tư 58/2015/TT-BGTVT Phần I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ

  • Thông tư 58/2015/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ
  • Thông tư 58/2015/TT-BGTVT
  • Hỏi đáp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Thông tư 58/2015/TT-BGTVT

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 58/2015/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

     Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;      Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 ca Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu t chức ca Bộ Giao thông vận tải;      Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,      Bộ trưởng Bộ Giao thông vận ti ban hành Thông tư quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

     Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG      Điều 1. Phạm vi điều chỉnh      Thông tư này quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.      Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe; tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ trong phạm vi cả nước. 2. Thông tư này không áp dụng đối với công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe của ngành công an, quân đội làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.      Điều 3. Giải thích từ ngữ      Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Xe ô tô tải, xe ô tô tải chuyên dùng, xe ô tô chuyên dùng là loại xe ô tô được định nghĩa tại các tiêu chuẩn TCVN 6211: 2003, TCVN 7271: 2003. 2. Máy kéo là một loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy bằng động cơ, có bốn bánh xe dùng để kéo một rơ moóc chở hàng. 3. Máy kéo nhỏ là một loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy bằng động cơ, được liên kết với thùng chở hàng qua khớp nối, lái bằng càng hoặc vô lăng lái, có bốn bánh xe (hai bánh của đầu kéo và hai bánh của thùng hàng). 4. Trọng tải thiết kế của xe ô tô tải chuyên dùng, xe ô tô chuyên dùng được hiểu là trọng tải thiết kế của xe ô tô tải cùng kiểu loại hoặc tương đương. 5. Trọng tải của xe ô tô tải để sử dụng tập lái được hiểu là trọng tải của xe ô tô theo thiết kế của nhà sản xuất. 6. Giấy phép lái xe là chứng chỉ cấp cho người điều khiển xe cơ giới (người lái xe) để được phép lái một hoặc một số loại xe cơ giới. 7. Thời gian hành nghề lái xe là thời gian người có giấy phép lái xe đã lái loại xe ghi trong giấy phép lái xe. 8. Người hành nghề lái xe là người sinh sống bằng nghề lái xe. 9. Lưu lượng đào tạo lái xe ô tô là số lượng học viên lớn nhất tại một thời điểm (theo ngày) mà cơ sở được phép đào tạo, được xác định bằng tổng lưu lượng học viên đào tạo các hạng giấy phép lái xe (bao gồm cả học lý thuyết và thực hành). 10. Số phôi giấy phép lái xe là mã số do nhà sản xuất phôi quy định, ghi ở mặt sau của giấy phép lái xe, bao gồm 02 chữ cái và các số phía sau nhằm nhận diện một cá thể giấy phép lái xe. [caption id="attachment_123844" align="aligncenter" width="251"]Thông tư 58/2015/TT-BGTVT Thông tư 58/2015/TT-BGTVT[/caption]

     Phần II

ĐÀO TẠO LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ      Chương I

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LÁI XE      Mục 1. TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO LÁI XE      Điều 4. Cơ sở đào tạo lái xe 1. Cơ sở đào tạo lái xe do cơ quan có thẩm quyền thành lập, có chức năng đào tạo lái xe và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại Thông tư này. 2. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải phù hợp quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải.      Điều 5. Tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe      Cơ sở đào tạo lái xe phải đáp ứng các tiêu chuẩn dưới đây: 1. Hệ thống phòng học chuyên môn      a) Phòng học chuyên môn bảo đảm diện tích tối thiểu 50 m2;      b) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải có đủ các phòng học chuyên môn, bao gồm: Pháp luật giao thông đường bộ, cấu tạo và sửa chữa thông thường, Kỹ thuật lái xe, Nghiệp vụ vận tải, Đạo đức người lái xe và Văn hóa giao thông (có thể xếp chung với phòng học Nghiệp vụ vận tải) được bố trí tập trung, phòng học Thực tập bảo dưỡng sửa chữa; cơ sở đào tạo lái xe mô tô hạng A3, A4 có thể dùng chung các phòng học chuyên môn;      c) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô với lưu lượng 500 học viên trở lên phải có ít nhất 02 phòng học Pháp luật giao thông đường bộ và 02 phòng học Kỹ thuật lái xe; với lưu lượng 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 03 phòng học Pháp luật giao thông đường bộ và 03 phòng học Kỹ thuật lái xe;      d) Cơ sở đào tạo lái xe mô tô hai bánh các hạng A1, A2 phải có 01 phòng học chung Pháp luật giao thông đường bộ và Kỹ thuật lái xe.        2. Phòng học Pháp luật giao thông đường bộ      a) Có thiết bị nghe nhìn (màn hình, máy chiếu), tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, sa hình;      b) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc đào tạo lái các hạng xe A3, A4 phải có phòng học Pháp luật giao thông đường bộ trên máy tính, bao gồm: máy chủ, máy in và ít nhất 10 máy tính, cơ sở có lưu lượng 500 học viên trở lên phải có ít nhất 20 máy tính, cơ sở có lưu lượng 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 30 máy tính được nối mạng, cài đặt phần mềm học và sát hạch lý thuyết do Tổng cục Đường bộ Việt Nam chuyển giao. 3. Phòng học cấu tạo và sửa chữa thông thường      a) Có mô hình cắt bổ động cơ, hệ thống truyền lực; mô hình hệ thống điện;      b) Có hình hoặc tranh vẽ sơ đồ mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái. 4. Phòng học Kỹ thuật lái xe      a) Có phương tiện nghe nhìn phục vụ giảng dạy (băng đĩa, đèn chiếu...);      b) Có hình hoặc tranh vẽ mô tả các thao tác lái xe cơ bản (điều chỉnh ghế lái, tư thế ngồi lái, vị trí cầm vô lăng lái...);      c) Có xe ô tô được kê kích bảo đảm an toàn để tập số nguội, số nóng (có thể bố trí ở nơi riêng biệt). 5. Phòng học Nghiệp vụ vận tải      a) Có hệ thống bảng, biểu phục vụ giảng dạy nghiệp vụ chuyên môn về vận tải hàng hóa, hành khách;      b) Có các tranh vẽ ký hiệu trên kiện hàng. 6. Phòng học Thực tập bảo dưỡng sửa chữa      a) Có hệ thống thông gió và chiếu sáng bảo đảm các yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động;      b) Nền nhà không gây bụi, không bị rạn nứt, không trơn trượt;      c) Có trang bị đồ nghề chuyên dùng để bảo dưỡng sửa chữa;      d) Có tổng thành động cơ hoạt động tốt, hệ thống truyền động, hệ thống lái, hệ thống điện;      đ) Có bàn tháo lắp, bảng, bàn ghế cho giảng dạy, thực tập. 7. Phòng điều hành giảng dạy      Có bảng ghi chương trình đào tạo, tiến độ đào tạo năm học, bàn ghế và các trang thiết bị cần thiết cho cán bộ quản lý đào tạo. 8. Phòng chuẩn bị giảng dạy của giáo viên (có thể xếp chung với phòng điều hành giảng dạy) Có đủ bàn, ghế, bảng, tủ đựng tài liệu, đồ dùng dạy học cần thiết. 9. Tiêu chuẩn chung giáo viên dạy lái xe      a) Có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt;      b) Có đủ sức khỏe theo quy định;      c) Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, trừ trường hợp đã tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học sư phạm; cao đẳng, đại học sư phạm kỹ thuật. 10. Tiêu chuẩn giáo viên dạy lý thuyết      Ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 9 Điều này, còn phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:      a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên và trình độ A về tin học trở lên;      b) Giáo viên dạy môn Pháp luật giao thông đường bộ phải có giấy phép lái xe ô tô; giáo viên dạy môn Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng hạng xe đào tạo trở lên. 11. Tiêu chuẩn giáo viên dạy thực hành      Ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 9 Điều này, còn phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:      a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp (trừ giáo viên đã được cấp giấy chứng nhận dạy thực hành lái xe);      b) Giáo viên dạy lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng. Giáo viên dạy lái xe ô tô phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2; thời gian hành nghề lái xe của giáo viên dạy các hạng B1, B2 từ 03 năm trở lên; thời gian hành nghề lái xe của giáo viên dạy các hạng C, D, E và F từ 05 năm trở lên;      c) Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành và được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 1a và Phụ lục 1b ban hành kèm theo Thông tư này. (.......................................................)      >>> Tải Thông tư 58/2015/TT-BGTVT      Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về thủ tục đổi giấy phép lái xe sang thẻ nhựa, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hành chính 24/7: 1900 6178 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178