Thời giờ nghỉ ngơi của người làm công việc đặc biệt
16:59 16/04/2018
thời giờ nghỉ ngơi của người làm công việc đặc biệt như sau: Sau mỗi ca làm việc trên biển, người lao động được bố trí nghỉ liên tục tối thiểu 10 giờ [...]
- Thời giờ nghỉ ngơi của người làm công việc đặc biệt
- Thời giờ nghỉ ngơi của người làm công việc đặc biệt
- Hỏi đáp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Thời giờ nghỉ ngơi của người làm công việc đặc biệt
Kiến thức của bạn:
- Thời giờ nghỉ ngơi của người làm công việc đặc biệt
Kiến thức của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư 24/2015/TT-BCT thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi đối với công việc có tính chất đặc biệt
Nội dung tư vấn về thời giờ nghỉ ngơi của người làm công việc đặc biệt
1. Thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc thường xuyên
Điều 4 Thông tư 24/2015/TT-BCT thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi đối với công việc có tính chất đặc biệt quy định thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc thường xuyên như sau:
Thứ nhất: Người lao động làm việc thường xuyên theo phiên và theo ca làm việc, cụ thể như sau:
- Ca làm việc tối đa 12 giờ;
- Phiên làm việc tối đa 28 ngày.
Thứ hai: Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định cụ thể ca làm việc và phiên làm việc tại công trình dầu khí trên biển vào Nội quy lao động và thông báo cho người lao động trước khi đến làm việc.
2. Thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc không thường xuyên
Khoản 2 Điều 5 Thông tư 24/2015/TT-BCT thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi đối với công việc có tính chất đặc biệt quy định thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc không thường xuyên như sau:
Khi làm việc trên công trình dầu khí trên biển, người lao động làm việc không thường xuyên theo phiên và theo ca làm việc, cụ thể như sau:
- Ca làm việc tối đa 12 giờ;
- Phiên làm việc tối đa 45 ngày.[caption id="attachment_83136" align="aligncenter" width="450"] Thời giờ nghỉ ngơi của người làm công việc đặc biệt[/caption]
3. Thời giờ nghỉ ngơi của người làm công việc đặc biệt
Điều 8 Thông tư 24/2015/TT-BCT thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi đối với công việc có tính chất đặc biệt quy định thời giờ nghỉ ngơi của người làm công việc đặc biệt như sau:
Thứ nhất: Sau mỗi ca làm việc trên biển, người lao động được bố trí nghỉ liên tục tối thiểu 10 giờ trước khi bắt đầu ca làm việc mới.
Thứ hai: Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí thời gian nghỉ giải lao giữa ca làm việc tính vào thời giờ làm việc, trong đó tổng thời gian nghỉ giữa ca làm việc tối thiểu 60 phút.
Thứ ba: Ngoài thời gian nghỉ giữa ca làm việc, sau mỗi phiên làm việc, người lao động làm việc thường xuyên được bố trí nghỉ liên tục với số ngày bằng với số ngày làm việc trong phiên làm việc trước đó. Người lao động làm việc không thường xuyên được bố trí nghỉ phù hợp với tình hình công việc, nhưng không được thấp hơn 5 ngày liên tục.
4. Nghỉ hàng năm của người làm công việc đặc biệt
Điều 9 Thông tư 24/2015/TT-BCT thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi đối với công việc có tính chất đặc biệt quy định nghỉ hàng năm của người làm công việc đặc biệt như sau:
Thứ nhất: Người lao động được nghỉ hàng năm, ngoài thời gian nghỉ giữa phiên làm việc, phù hợp với quy định pháp luật về lao động.
Thứ hai: Trường hợp không thể bố trí nghỉ hàng năm cho người lao động, người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động về việc nghỉ hàng năm vào thời gian nghỉ giữa các phiên.
5. Nghỉ Lễ, Tết; Nghỉ việc riêng; Nghỉ không hưởng lương của người làm công việc đặc biệt
Điều 10 Thông tư 24/2015/TT-BCT thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi đối với công việc có tính chất đặc biệt quy định nghỉ lễ tết,... của người làm công việc đặc biệt như sau:
Thứ nhất: Người lao động được bố trí nghỉ Lễ, Tết; nghỉ việc riêng và nghỉ không hưởng lương phù hợp với quy định pháp luật về lao động.
Thứ hai: Trường hợp ngày nghỉ Lễ, Tết trùng với phiên làm việc, người lao động được thanh toán tiền lương làm thêm giờ phù hợp với quy định của pháp luật.
Để được tư vấn vấn về thời giờ nghỉ ngơi của người làm công việc đặc biệt quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách hàng một cách tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn.