• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương bao gồm: Nghỉ trong giờ làm việc: Thời gian nghỉ giữa giờ làm việc quy định [...]

  • Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương
  • Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương

Kiến thức của bạn:

  • Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn bộ luật lao động về thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi

Nội dung tư vấn về thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương

    Người lao động Việt Nam; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động có những khoảng thời gian nghỉ ngơi nhưng vẫn được tính vào thời gian làm việc và có được hưởng lương, người sử dụng lao động khi lập hợp đồng lao động, nội quy công ty phải quy định rõ ràng về thời gian nghỉ ngơi được tính vào thời gian làm việc, trường hợp công ty không thực hiện các quy định này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

    Căn cứ Điều 3 Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn bộ luật lao động về thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi quy định về thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương bao gồm:

     Thứ nhất: Nghỉ trong giờ làm việc:

      Thời gian nghỉ giữa giờ làm việc quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 108 của Bộ luật lao động được coi là thời giờ làm việc áp dụng trong ca liên tục 08 giờ trong điều kiện bình thường hoặc 06 giờ trong trường hợp được rút ngắn. Thời điểm nghỉ cụ thể do người sử dụng lao động quyết định.

      Ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường được quy định như trên, người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên kể cả số giờ làm thêm thì được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc.

     Thứ hai: Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc. Tùy từng tính chất công việc khác nhau: như những công việc nặng nhọc, những công việc làm thường xuyên trên biển,... mà thời gian nghỉ giải lao có thể khác nhau.

     Thứ ba: Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người. [caption id="attachment_88295" align="aligncenter" width="450"]Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương[/caption]

     Thứ tư: Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

     Thứ năm: Nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh.

     Thứ sáu: Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.

     Thứ bảy: Thời giờ học tập, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.

     Thứ tám: Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.

     Thứ chín: Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập cán bộ công đoàn không chuyên trách theo quy định của pháp luật về công đoàn.

     Thứ mười: Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu.

     Để được tư vấn về thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương chi tiết về bảo hiểm quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

    Xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178