Thời gian chờ xử lý KLLĐ thì người lao động có được đóng BHXH không?
15:43 20/12/2023
Thời gian chờ xử lý KLLĐ thì người lao động có được đóng BHXH không? Hãy tham khảo bài viết của Luật Toàn Quốc
- Thời gian chờ xử lý KLLĐ thì người lao động có được đóng BHXH không?
- Thời gian chờ xử lý KLLĐ thì người lao động có được đóng BHXH không?
- Lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Thời gian chờ xử lý KLLĐ thì người lao động có được đóng BHXH không?
1. Kỷ luật lao động được hiểu như thế nào?
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.
2. Thời gian chờ xử lý KLLĐ thì người lao động có được đóng BHXH không?
Căn cứ Điều 29 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Điều 29. Tạm dừng đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội
1. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 16 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
2. Người lao động bị tạm đình chỉ công việc thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, nếu người lao động được trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật bảo hiểm xã hội.
Mặt khác, theo khoản 4, Điều 42 quyết định 595/QĐ-BHXH, được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH về quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
Điều 42. Quản lý đối tượng
...
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
Theo đó, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
Như vậy, người lao động trong thời gian chờ xử lý kỷ luật lao động mà bị tạm đình chỉ công việc thì không được đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người lao động đang trong thời gian xử lý kỷ luật lao động mà không bị tạm đình chỉ công việc thì người lao động được đóng bảo hiểm xã hội nếu đáp ứng đủ điều kiện đóng bảo hiểm xã hội.
3. Quy định pháp luật về xử lý kỷ luật lao động
3.1 Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định những trường hợp không xử lý kỷ luật lao động với người lao động như sau:
Điều 122. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
...
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. 5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
3.2 Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động
Căn cứ theo Điều 123 Bộ luật lao động 2019 quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động như sau:
Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.
Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật lao động 2019, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 123 Bộ luật lao động 2019.
4. Hỏi đáp về thời gian chờ xử lý KLLĐ thì người lao động có được đóng BHXH không?
Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động hiện nay? Tôi cảm ơn!
Căn cứ theo Điều 124 Bộ luật lao động 2019 quy định có 4 hình thức xử lý kỷ luật lao động là khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức và sa thải.
Câu hỏi 2: Luật sư cho tôi hỏi: có được nhận lương đầy đủ trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc không? Tôi cảm ơn!
Căn cứ theo khoản 4 Điều 128 Bộ luật lao động 2019 quy định trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
Như vậy, bạn sẽ người sử dụng lao động chi trả lương đầy đủ trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc sau khi có kết luận bạn không bị xử lý kỷ luật lao động.
Liên hệ Luật sư tư vấn về: thời gian chờ xử lý KLLĐ thì người lao động có được đóng BHXH không
Nếu bạn đang gặp vướng mắc về thời gian chờ xử lý KLLĐ thì người lao động có được đóng BHXH không mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về thời gian chờ xử lý KLLĐ thì người lao động có được đóng BHXH không. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.
- Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500
- Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
- Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]
Bạn đọc có thể tham khảo bài viết dịch vụ của Luật Toàn Quốc dưới đây:
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Chuyên viên: Nguyễn Huệ