• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thẩm quyền xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn: Thẩm quyền xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn được quy định tại quyết định 493/2017 quy định...

  • Thẩm quyền xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn
  • thẩm quyền xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THẨM QUYỀN XỬ LÝ KỶ LUẬT TRONG TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN

Kiến thức của bạn:

    Thẩm quyền xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn theo quy định pháp luật?

Câu trả lời của luật sư:

   Chào bạn!    Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn  đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn :

    Thẩm quyền xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn được quy định tại quyết định 493/2017 quy định:     Điều 1 Luật Công đoàn quy định như sau:

Điều 1. Công đoàn

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

    1. Thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật

  • Cán bộ vi phạm kỷ luật thuộc công đoàn cấp nào thì ban thường vụ (nơi không có ban thường vụ thì ban chấp hành) công đoàn cấp đó xét đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét quyết định xử lý kỷ luật.
  • Cán bộ công đoàn bộ phận, tổ công đoàn vi phạm kỷ luật do công đoàn bộ phận hoặc tổ công đoàn xét đề nghị xử lý kỷ luật.
  • Tập thể ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn cấp nào vi phạm kỷ luật thì ban chấp hành cấp đó xét đề nghị xử lý kỷ luật.
  • Đối với tập thể Đoàn Chủ tịch, tập thể Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn thì do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xét đề nghị xử lý kỷ luật.

    2. Thẩm quyền xử lý kỷ luật của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

     - Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn xử lý kỷ luật đối với:

  • Tập thể Đoàn Chủ tịch, tập thể ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn;
  • Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn;
  • Tập thể ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.

    - Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xử lý kỷ luật đối với:

  • Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn không phải là ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn;
  • Tập thể ban thường vụ, tập thể ủy ban kiểm tra Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.

    - Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xử lý kỷ luật đối với:

     Phó chủ tịch, ủy viên ban thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.

    - Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn xử lý kỷ luật đối với:

  • Ủy viên ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn;
  • Ủy viên ủy ban kiểm tra Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.

   3. Thẩm quyền xử lý kỷ luật của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn

    - Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn xử lý kỷ luật đối với:

  • Tập thể ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở;
  • Tập thể ban chấp hành công đoàn cơ sở trực thuộc.

    - Ban thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn xử lý kỷ luật đối với:

  • Chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trực thuộc không phải là ủy viên ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn;
  • Tập thể ban thường vụ, tập thể ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trực thuộc;
  • Ủy viên ban thường vụ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trực thuộc.

    - Ủy ban kiểm tra Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn xử lý kỷ luật đối với:

  • Ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trực thuộc;
  • Ủy viên ủy ban kiểm tra, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trực thuộc.

4. Thẩm quyền xử lý kỷ luật của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở

    - Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở xử lý kỷ luật đối với:

     Tập thể ban chấp hành công đoàn cơ sở.

    - Ban thường vụ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở xử lý kỷ luật đối với:

  • Chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không phải là ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở;
  • Tập thể ban chấp hành, tập thể ban thường vụ, tập thể ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở;
  • Ủy viên ban thường vụ công đoàn cơ sở;
  • Ủy viên ban chấp hành, ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở.

    5. Thẩm quyền xử lý kỷ luật của công đoàn cơ sở

     - Ban chấp hành công đoàn cơ sở xử lý kỷ luật hoặc ủy quyền cho ban thường vụ công đoàn cơ sở xử lý kỷ luật đối với:

     Tập thể ban chấp hành công đoàn bộ phận.

     - Ban thường vụ công đoàn cơ sở xử lý kỷ luật đối với:

     Cán bộ công đoàn bộ phận, cán bộ tổ công đoàn.

    Bài viết tham khảo:

    Để được tư vấn vấn chi tiết về Thẩm quyền xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected] Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178