Tăng mức hưởng thai sản từ ngày 1/7/2023
08:47 03/05/2023
Tăng mức hưởng thai sản từ ngày 1/7/2023, bạn đọc hãy tham khảo bài viết của Luật Toàn Quốc dưới đây để hiểu biết rõ quyền lợi thai sản
- Tăng mức hưởng thai sản từ ngày 1/7/2023
- Tăng mức hưởng thai sản từ ngày 1/7/2023
- Dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
TĂNG MỨC HƯỞNG THAI SẢN TỪ NGÀY 1/7/2023
Chế độ thai sản là quyền lợi mà người lao động được hưởng khi tham gia đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vậy chế độ thai sản là gì? Quyền lợi hưởng khi người lao động mang thai năm 2023 như thế nào? Tăng mức hưởng thai sản từ ngày 1/7/2023 cụ thể là bao nhiêu?
1. Chế độ thai sản là gì?
Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi mà người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng (bao gồm cả lao động nam và nữ) trong quá trình thai sản từ khi khám thai đến khi nuôi con nhỏ. Chế độ nhằm bảo đảm, hỗ trợ một phần thu nhập và sức khỏe cho lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ, thực hiện các biện pháp tránh thai và cho lao động nam khi có vợ sinh con.
2. Tăng mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Theo Nghị quyết 69/2022/QH15 về Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 đã chính thức được thông qua.
Do đó, mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023 (tăng 20,8%). Điều này dẫn đến một số thay đổi trong mức hưởng chế độ thai sản.
Theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”
Như vậy, kể từ ngày 01/7/2023, mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi theo quy định nêu trên sẽ tăng lên từ 2.980.000 đồng lên 3.600.000 đồng cho mỗi con.
3. Tăng mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
Chế độ áp dụng cho lao động nữ có sức khỏe chưa phục hồi trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe là từ 05 ngày đến 10 ngày (bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần) do doanh nghiệp và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định như sau:
- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
- Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
- Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Do đó, mức lương cơ sở tăng kéo theo mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản cũng tăng lên, cụ thể là tăng từ 447.000 đồng lên 540.000 đồng/ngày.
4. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 101, Luật BHXH mới nhất hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
- Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
- Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội.
Như vậy, để hưởng chế độ thai sản thì bạn cần chuẩn bị một trong các loại giấy tờ trên và nộp cho công ty nơi bạn đang làm việc.
5. Hỏi đáp về tăng mức hưởng thai sản từ ngày 1/7/2023:
Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi: Thời gian hưởng chế độ khi đi khám thai là bao lâu? Tôi cảm ơn!
Thời gian hưởng chế độ khi khám thai như sau:
-
Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
-
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Câu hỏi 2: Luật sư cho tôi hỏi: thời gian hưởng chế độ thai sản là bao lâu? Tôi cảm ơn!
Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Lưu ý: Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết; nhưng tổng thời gian nghỉ trước và sau sinh không quá thời gian tối đa được hưởng nêu ở trên.
Dịch vụ về tăng mức hưởng thai sản từ ngày 1/7/2023:
Tư vấn qua Tổng đài 1900 6500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về tăng mức hưởng thai sản từ ngày 1/7/2023 và các vấn đề khác có liên quan. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi câu hỏi về tăng mức hưởng thai sản từ ngày 1/7/2023 tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Chuyên viên: Nguyễn Huệ