Tải thông tư 24/2015/TT- BCT thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi đối với công việc có tính chất đặc biệt
09:04 11/08/2018
Tải thông tư 24/2015/TT- BCT thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi đối với công việc có tính chất đặc biệt..Người lao động làm việc thường xuyên theo ca
- Tải thông tư 24/2015/TT- BCT thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi đối với công việc có tính chất đặc biệt
- Thông tư 24/2015/TT- BCT
- Biểu mẫu
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Thông tư 24/2015/TT- BCT
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24 /2015/TT-BCT |
Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2015 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM CÁC CÔNG VIỆC CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT TRONG LĨNH VỰC THĂM DÒ, KHAI THÁC DẦU KHÍ TRÊN BIỂN
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Căn cứ Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Luật Dầu khí năm 1993; Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí và Luật số 10/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ sau khi thống nhất với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển. Chương IQUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển. 2. Người lao động làm việc tại các công trình dầu khí trên biển. 3. Người lao động thuộc các chức danh thuyền viên không thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư này. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Công trình dầu khí trên biển bao gồm các phương tiện nổi, tổ hợp các thiết bị, các kết cấu công trình được xây dựng trang bị và lắp đặt cố định, tạm thời trên biển để phục vụ các hoạt động dầu khí. 2. Phiên làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động được tính liên tục từ khi có mặt đến khi rời khỏi công trình dầu khí trên biển nhưng không bao gồm thời gian đi đường. 3. Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm: thời giờ làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ. Chương II
THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI Mục 1. Thời giờ làm việc Điều 4. Thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc thường xuyên 1. Người lao động làm việc thường xuyên theo phiên và theo ca làm việc, cụ thể như sau: a. Ca làm việc tối đa 12 giờ; b. Phiên làm việc tối đa 28 ngày. 2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định cụ thể ca làm việc và phiên làm việc tại công trình dầu khí trên biển vào Nội quy lao động và thông báo cho người lao động trước khi đến làm việc. Điều 5. Thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc không thường xuyên 1. Thời giờ làm việc tiêu chuẩn Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn trong 1 năm của người lao động làm việc không thường xuyên được tính như sau:
SGLVN= |
(SNN – SNHN) x 12h |
2 |
SGLVN = |
(365 – 15) x 12h |
= 2100 giờ |
2 |
SGLVN = |
(275 – 9) x 12h |
= 1596 giờ |
2 |
- Doanh nghiệp sử dụng thang bảng lương cũ có được không
- Doanh nghiệp có bắt buộc xây dựng thang bảng lương không