• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tải mẫu thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh: Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố……………Tên doanh nghiệp.....

  • Tải mẫu thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh
  • thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh
  • Biểu mẫu
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THỦ TỤC THÔNG BÁO TẠM NGỪNG KINH DOANH

Câu hỏi của bạn:

     Xin chào luật sư, tôi là Phan Văn Hải, chủ một công ty cổ phần về dệt may. Trong đợt dịch Covid kéo dài, mọi hoạt động buôn bán đều bị đình trệ, không có đơn hàng mới hoặc có thì cũng lẻ tẻ vài đơn nhỏ. Trong khi đó công ty vẫn phải chi trả tiền thuê nhân công và tiền thuê nhà xưởng. Nay công ty đã hết vốn lưu động, không còn tiền để tiếp tục hoạt động kinh doanh nhưng tôi vẫn ấp ủ  với cơ ngơi này chưa muốn phá sản, chỉ muốn tạm thời đình chỉ hoạt động của công ty. Vậy xin hỏi luật sư tôi phải làm thủ tục này như thế nào? Nộp đến đâu?. Rất mong nhận được phản hồi của Luật sư! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

       Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh như sau:

Căn cứ pháp lý: 

1. Tạm ngừng kinh doanh là gì?

     Hiện nay pháp luật chưa có định nghĩa chính thức về dịch vụ thông báo tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên từ những quy định về tạm ngừng kinh doanh được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì có thể hiểu tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp tạm thời không thực hiện những hoạt động kinh doanh trong khoảng thời gian không quá 1 năm, nghĩa là doanh nghiệp không được ký kết hợp đồng, không được xuất hóa đơn hay có bất kỳ hoạt động nào khác. Sau khi hết thời hạn doanh nghiệp phải hoạt động trở lại nếu không phải làm thủ tục giải thể, chuyển nhượng.

       Trong thực tế tạm ngừng kinh doanh là một thủ tục pháp lý mà không doanh nghiệp nào muốn gặp phải. Tuy nhiên trong trường hợp công ty gặp quá nhiều khó khăn mà nếu tiếp tục vận hành thì doanh nghiệp có thể bị phá sản. Để tránh thực trạng đó, doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp có thời gian để giải quyết những khó khăn tồn đọng và tìm cơ hội mới để tiếp tục vận hành công ty. Trong nền kinh tế thị trường với những biến động sâu sắc thì việc các doanh nghiệp có thể gặp khó khăn tài chính bất cứ lúc nào nhưng cũng có thể nắm bắt được cơ hội đầu tư vốn, cơ hội làm ăn bất cứ lúc nào. Vậy nên việc các doanh nghiệp duy trì tư cách pháp nhân của công ty bằng thủ tục này là rất cần thiết.

2. Thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh

2.1 Các trường hợp thực hiện thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh

       Theo Điều 200 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về thông báo tạm ngừng kinh doanh, Khoản 9 Điều 7 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp thì nhận thấy có hai trường hợp người kinh doanh có thể thực hiện thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh:

       Một là: Chủ doanh nghiệp chủ động thông báo tạm ngừng kinh doanh. Trường hợp như anh Hải, công ty gặp phải nhiều khó khăn và nhất là khó khăn về tài chính mà nhận thấy phải tạm đình chỉ hoạt động công ty một thời gian để xử lý hết những khó khăn đó. Doanh nghiệp có thể thông báo tạm ngừng kinh doanh để tái cơ cấu lại công ty giúp công ty vận hành tốt hơn hoặc tìm kiếm nguồn vốn đầu tư, những cơ hội làm ăn mới. .

       Hai là: Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Lúc đó doanh nghiệp sẽ phải thực hiện việc tạm ngừng kinh doanh để giải quyết vấn đề điều kiện kinh doanh của ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

     Điều 200 Luật doanh nghiệp 2014 quy định cụ thể như sau:

 (Luật Doanh nghiệp năm 2014)

 Điều 200. Tạm ngừng kinh doanh

1. Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

2. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

(Nghị định 78/2015/NĐ-CP)

Điều 7. Ghi ngành, nghề kinh doanh

...

9. Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trường hợp doanh nghiệp không tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo yêu cầu, cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 209 Luật Doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không báo cáo giải trình, cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 211 Luật Doanh nghiệp.

2.2. Ưu điểm của việc thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh 

       Một là: Người nộp thuế có thông báo tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch (từ 01/01 đến 31/12) thì không phải kê khai, nộp lệ phí môn bài đối với cả năm dương lịch tạm ngừng kinh doanh; không kê khai thuế giá trị gia tăng hằng tháng; không nộp báo cáo tài chính cuối năm.
       Hai là: Khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có thể bớt đi nỗi lo về tiền lương cho người lao động, thuế, các khoản chi khác. Nhờ đó, doanh nghiệp tập trung nhân lực và vật lực để giải quyết các khó khăn còn tồn đọng; tìm cách huy động vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước để tái cơ cấu lại doanh nghiệp hoặc cũng như có thể “án binh bất động” chờ đợi cơ hội mới tốt hơn.
       Ba là: Một ưu điểm nổi bật nữa của việc tạm ngừng kinh doanh là khi doanh nghiệp hoạt động trở lại thì thủ tục rất đơn giản, chẳng hạn nếu hết thời hạn tạm ngưng thì doanh nghiệp tự hoạt động trở lại còn nếu sớm hơn thời hạn tạm ngừng thì chỉ cần làm công văn thông báo.

2.3 Thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh  

       Pháp luật quy định trước khi tạm ngừng kinh doanh doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đăng kí kinh doanh. Tuy nhiên đi kèm với giấy thông báo phải có kèm theo thông báo phải có quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hp danh đối với công ty hợp danh. Lưu ý các giấy tờ phải kí tên và đóng dấu đầy đủ.

       Vì vậy, tổng hợp lại, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp như sau:

       Công ty TNHH một thành viên trở lên:

  • Thông báo tạm ngừng kinh doanh theo mẫu quy định
  • Quyết định của chủ sở hữu về việc tạm ngừng kinh doanh

       Công ty TNHH hai thành viên trở lên: 

  • Thông báo tạm ngừng kinh doanh theo mẫu quy định
  • Quyết định của hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh 
  • Biên bản họp hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh

       Công ty cổ phần:

  • Thông báo tạm ngừng kinh doanh theo mẫu quy định
  • Quyết định của hội đồng quản trị về việc tạm ngừng kinh doanh 
  • Biên bản họp hội đồng quản trị về việc tạm ngừng kinh doanh 

Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh lên cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp

       Pháp luật quy định doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng kí kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng kinh doanh. Quy định này được áp dụng cho những doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Trong trường hợp doanh nghiệp phải đình chỉ kinh doanh do chưa đáp ứng đủ điều kiên của ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải nhận được Thông báo doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành nghề có điều kiện.

       Như vậy doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh lên cổng thông tin đăng kí doanh nghiệp quốc gia chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng kinh doanh.

Bước 3: Nộp hồ sơ lên phòng đăng kí kinh doanh nơi Doanh nghiệp đã đăng kí kinh doanh. 

       Sau khi nhận được thông báo hồ sơ tạm ngừng kinh doanh qua mạng điện tử hợp lệ thì chủ doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền đưa hồ sơ đến nộp ở phòng đăng kí kinh doanh nơi Doanh nghiệp đã đăng kí kinh doanh. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì phải sửa lại hồ sơ cho đúng với yêu cầu rồi tiếp tục nộp hồ sơ qua cổng thông tin đăng kí doanh nghiệp điện tử. Phòng đăng kí kinh doanh trao giấy Biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp sau khi tiếp nhận hồ sơ.

Bước 4: Phòng đăng kí kinh doanh trả kết quả.

       Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng kí kinh doanh cấp Giấy xác nhận về doanh nghiệp đã đăng kí tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp.

2.4 Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong khi tạm ngừng kinh doanh 

      Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện các công việc sau:

  • Nộp đủ số thuế còn nợ.
  • Tiếp tục thanh toán các khoản nợ.
  • Thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động (nếu có), trừ trường hợp chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
  • Nộp lệ phí môn bài nếu người nộp thuế có thông báo tạm ngừng kinh doanh 12 tháng, không trùng với năm dương lịch (tức thời hạn tạm ngừng kinh doanh kéo dài trong 02 năm dương lịch) thì phải thực hiện kê khai, nộp thuế môn bài cả năm dương lịch thứ nhất. (Theo Điều 4 thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016).

Kết luận: 

        Trên đây là những quy định về thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, cần "đóng cửa" doanh nghiệp một thời gian để tìm ra hướng đi mới thì phương án tạm ngưng hoạt động kinh doanh sẽ là lựa chọn đúng đắn hơn so với việc giải thể doanh nghiệp. Nếu biết thực hiện thủ tục này đúng thời điểm, đúng quy trình pháp luật và chủ doanh nghiệp có những sự chuẩn bị, thay đổi phù hợp thì sẽ có lợi rất lớn cho việc "trở mình" phát triển lại của doanh nghiệp sau này. Vấn đề về tạm ngưng hoạt động một năm rồi nhưng doanh nghiệp chưa thể quay trở lại hoạt động hoặc muốn quay lại kinh doanh trước thời hạn tạm ngưng đã thông báo là những vấn đề quan trọng cần được quan tâm. 


TẢI MẪU THÔNG BÁO VỀ VIỆC TẠM NGỪNG KINH DOANH

1. Mẫu thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh được quy định tại đâu?

     Mẫu thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh mới nhất hiện đang được quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 16/3/2021 và có hiệu lực từ ngày 01/5/2021. Theo đó, kể từ thời điểm thông tư này có hiệu lực, doanh nghiệp có nhu cầu tạm ngừng kinh doanh sẽ phải sử dụng biểu mẫu được quy định tại đây.

2. Nội dung biểu mẫu

TÊN DOANH NGHIỆP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số: …………..

……, ngày…… tháng…… năm ……

 

THÔNG BÁO

Về việc tạm ngừng kinh doanh/tiếp tục kinh doanh 
trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp/
chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh

Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố……………

Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ..........................................................................................

Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: ....................................................................................................

Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế): .

1. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh:

a) Đối với doanh nghiệp:

Đăng ký tạm ngừng kinh doanh từ ngày….tháng….năm…… cho đến ngày….tháng….năm……

Lý do tạm ngừng: ...........................................................................................................................

......................................................................................................................................................

b) Đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:

Đăng ký tạm ngừng hoạt động từ ngày … tháng … năm … cho đến ngày … tháng … năm … đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh sau:

Tên chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa) .....................................

Mã số/Mã số thuế của chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh: ........................................

Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (trường hợp không có mã số chi nhánh/mã số thuế): .............

Lý do tạm ngừng: ...........................................................................................................................

......................................................................................................................................................

Chi nhánh chủ quản (chỉ kê khai đối với trường hợp đăng ký tạm ngừng hoạt động địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh):

Tên chi nhánh: ................................................................................................................................

Mã số chi nhánh/Mã số thuế của chi nhánh: .....................................................................................

Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh (trường hợp không có mã số chi nhánh/mã số thuế của chi nhánh):       

Do Phòng Đăng ký kinh doanh: .......................................................................................................

cấp ngày: ................... /............ /.................

2. Trường hợp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo:

a) Đối với doanh nghiệp:

Đăng ký tiếp tục kinh doanh từ ngày….tháng….năm……

b) Đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:

Đăng ký tiếp tục hoạt động từ ngày….tháng….năm…… đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh sau:

Tên chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa) .....................................

Mã số/Mã số thuế của chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh: ........................................

Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (trường hợp không có mã số chi nhánh/mã số thuế): .............

Chi nhánh chủ quản (chỉ kê khai đối với trường hợp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh):

Tên chi nhánh: ................................................................................................................................

Mã số chi nhánh/Mã số thuế của chi nhánh: .....................................................................................

Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh (trường hợp không có mã số chi nhánh/mã số thuế của chi nhánh):       

Do Phòng Đăng ký kinh doanh: .......................................................................................................

cấp ngày: ................... /............ /.................

Doanh nghiệp cam kết về tính chính xác, trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của Thông báo này.

 


Các giấy tờ gửi kèm:
-……………………..

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT 
CỦA DOANH NGHIỆP/NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CHI NHÁNH

(Ký, ghi họ tên)

    Bạn có thể tải mẫu thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh theo đường link dưới đây:

     >>> Tải mẫu thông báo việc tạm ngừng kinh doanh

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh mà bạn còn chưa rõ . Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn ./.

Chuyên viên: Hồ Huyền

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178