• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

sử dụng thuốc trong cơ sở khám chữa bệnh có điều trị nội trú như sau: Việc sử dụng thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có điều trị [...]

  • Sử dụng thuốc trong cơ sở khám chữa bệnh có điều trị nội trú
  • Sử dụng thuốc trong cơ sở khám chữa bệnh
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Sử dụng thuốc trong cơ sở khám chữa bệnh

Kiến thức của bạn:

  • Sử dụng thuốc trong cơ sở khám chữa bệnh có điều trị nội trú

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật khám bệnh chữa bệnh 2009

Nội dung tư vấn về sử dụng thuốc trong cơ sở khám chữa bệnh

     1. Sử dụng thuốc trong cơ sở khám chữa bệnh có điều trị nội trú

     Điều 60 Luật khám bệnh chữa bệnh 2009 quy định về sử dụng thuốc trong cơ sở khám chữa bệnh có điều trị nội trú như sau: 

    Thứ nhất: Việc sử dụng thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có điều trị nội trú phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

  • Chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý và hiệu quả;
  • Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh, tình trạng bệnh của người bệnh;
  • Đúng quy định về bảo quản, cấp phát và sử dụng thuốc.

    Thứ hai: Khi kê đơn thuốc, người hành nghề phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc hoặc bệnh án thông tin về tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng và thời gian dùng thuốc.

    Thứ ba: Khi cấp phát thuốc cho người bệnh, người được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc có trách nhiệm sau đây:

  • Kiểm tra đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, tên thuốc và chất lượng thuốc;
  • Đối chiếu đơn thuốc với các thông tin về nồng độ, hàm lượng, số lượng khi nhận thuốc và hạn dùng ghi trên phiếu lĩnh thuốc, nhãn thuốc;
  • Đối chiếu họ tên người bệnh, tên thuốc, dạng thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, thời gian dùng trước khi cho người bệnh sử dụng thuốc;
  • Ghi chép đầy đủ thời gian cấp phát thuốc cho người bệnh, theo dõi và ghi diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án, phát hiện kịp thời các tai biến và báo cho người hành nghề trực tiếp điều trị.

    Thứ tư: Sau khi người bệnh dùng thuốc, người hành nghề trực tiếp điều trị có trách nhiệm theo dõi tác dụng và xử lý kịp thời tai biến do dùng thuốc.

    Người bệnh có trách nhiệm dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của người hành nghề và thông báo cho người hành nghề về các dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc. [caption id="attachment_73583" align="aligncenter" width="450"]Sử dụng thuốc trong cơ sở khám chữa bệnh Sử dụng thuốc trong cơ sở khám chữa bệnh[/caption]

    2. Thực hiện phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa

    Điều 61 Luật khám bệnh chữa bệnh 2009 quy định về việc thực hiện phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa như sau: 

    Thứ nhất: Mọi trường hợp phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa đều phải được sự đồng ý của người bệnh hoặc đại diện của người bệnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

    Thứ hai: Người bệnh thuộc bị mất năng lực hành vi dân sự, trước khi phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa phải được người đại diện của người bệnh đồng ý bằng văn bản.

    Thứ ba: Trường hợp không thể hỏi ý kiến của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh và nếu không thực hiện phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định tiến hành phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa.

   Để được tư vấn vấn chi tiết về sử dụng thuốc trong cơ sở khám chữa bệnh quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Hy vọng đây sẽ là kênh tư vấn hiệu quả nhất.

     Xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178