• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Khi ký hợp đồng dịch vụ, người nước ngoài cần đáp ứng những điều kiện về năng lực trình độ, những tiêu chuẩn khác công ty đặt ra và điều kiện luật quy định

  • Quy định về hợp đồng dịch vụ với NLĐ nước ngoài
  • Hợp đồng dịch vụ với NLĐ nước ngoài
  • Tư vấn luật thuế
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Hợp đồng dịch vụ với NLĐ nước ngoài

Câu hỏi về hợp đồng dịch vụ với NLĐ nước ngoài

     Kính chào anh/chị

     Em có một số thắc mắc về hợp đồng cho công ty Việt Nam với người nước ngoài ở trong và ngoài nước, em mong anh/chị có thể trợ giúp:

     1. Hợp đồng dịch vụ cho người nước ngoài ở trong Việt Nam

- Người nước ngoài này sẽ phải đáp ứng những điều kiện gì để được làm với công ty

- Họ có cần phải đóng thuế không? Và nếu có, thì sẽ đóng như thế nào?

     2.  Hợp đồng dịch vụ cho người nước ngoài cư trú ở ngoài Việt Nam. 

- Người này có thể kí hợp đồng dịch vụ với công ty không? Và cần có điều kiện gì để được hợp tác với công ty

- Người này có cần phải đóng thuế không? Hay công ty có cần phải đóng không? và nếu có thì phải đóng bao nhiêu phần trăm của tổng số phí nhận (ví dụ: phí dịch vụ là trên 17 triệu và trên 33 triệu)

     Em rất mong được anh chị giúp đỡ, em cám ơn nhiều ạ.

Câu trả lời về hợp đồng dịch vụ với NLĐ nước ngoài

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hợp đồng dịch vụ với NLĐ nước ngoài, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về hợp đồng dịch vụ với NLĐ nước ngoài như sau:

1. Cơ sở pháp lý về hợp đồng dịch vụ với NLĐ nước ngoài

2. Nội dung tư vấn về hợp đồng dịch vụ với NLĐ nước ngoài

     Theo yêu cầu tư vấn của bạn, bạn mong muốn chúng tôi tư vấn về việc ký kết hợp đồng dịch vụ với người nước ngoài đang sinh sống trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể ở đây, bạn muốn biết về điều kiện ký kết hợp đồng cũng như các loại thuế phải nộp đối với thu nhập của họ phát sinh từ hợp đồng. Đối với trường hợp trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

2.1. Điều kiện ký kết hợp đồng dịch vụ với công ty

     Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng dịch vụ như sau:

"Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ."

     Đồng thời, điều 117 Bộ luật trên cũng ghi nhận về điều kiện để giao dịch có hiệu lực pháp luật:

"1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định."

     Về cơ bản, điều kiện để chủ thể được ký kết hợp đồng dịch vụ giống như điều kiện một giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật. Đó là người giao kết phải có năng lực pháp luật dân sự, việc giao kết hợp đồng hoàn toàn tự nguyện cũng như nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Trong trường hợp của bạn, công ty bạn hoàn toàn có quyền ký kết hợp đồng dịch vụ với người lao động nước ngoài đang sinh sống trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Bản chất của hợp đồng dịch vụ là sự tự nguyện, thỏa thuận giữa các bên, cho nên để được làm việc cho công ty, người nước ngoài đó phải đáp ứng được những tiêu chuẩn liên quan đến nghiệp vụ, chất lượng dịch vụ họ cung cấp mà công ty đề ra. Ngoài ra, để hợp đồng này có hiệu lực, yêu cầu giữa các bên ký kết phải có năng lực pháp luật, tự nguyện ký hợp đồng và nội dung hợp đồng dịch vụ không vi phạm pháp luật.

     Bên cạnh những điều kiện trên, theo điểm c khoản 1 điều 2 nghị định 11/2016/NĐ-CP:

"1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây:

c,Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;"

     Như vậy với trường hợp người lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, thực hiện các loại hợp đồng trong đó bao gồm cả hợp đồng dịch vụ, họ phải được Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép lao động. Như vậy để người lao động đang ở trong Việt Nam được thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ cho công ty bạn, công ty bạn sẽ phải làm thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam. [caption id="attachment_147403" align="aligncenter" width="353"]Hợp đồng dịch vụ với NLĐ nước ngoài Hợp đồng dịch vụ với NLĐ nước ngoài[/caption]

2.2. Thuế phải nộp đối với hợp đồng dịch vụ 

     Để xác định người lao động nước ngoài khi ký hợp đồng dịch vụ với công ty bạn phải nộp thuế như thế nào, trước hết cần phải xác định những người nước ngoài đó là cá nhân cư trú hay không cư trú trên lãnh thổ Việt Nam theo điều 1 nghị định 111/2013/TT-BTC:

"1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú. Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam. b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:

b.1) Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:

b.1.1) Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.

b.1.2) Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.

b.2) Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:

b.2.1) Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo hướng dẫn tại điểm b.1, khoản 1, Điều này nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi. b.2.2) Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,... không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.

Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.

Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.

2. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 1, Điều này."

     Như vậy căn cứ vào quy định trên, công ty bạn có thể xác định đối tượng người nước ngoài ký kết hợp đồng dịch vụ là cá nhân cư trú hay không cư trú tại Việt Nam.

  • Đối với cá nhân không cư trú (người nước ngoài không ở Việt Nam), theo điểm a khoản 1 điều 25 thông tư trên:

"Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập chịu thuế cho cá nhân không cư trú có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập. Số thuế phải khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại Chương III (từ Điều 17 đến Điều 23) Thông tư này."

     Khấu trừ được hiểu là công ty trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập. Theo khoản 1 điều 18 thông tư trên thì:

"1. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20%."

     Như vâỵ, nếu phí dịch vụ là trên 17 hay trên 33 triệu, trước khi trả thu nhập cho họ, công ty cần khấu trừ 20% tiền thuế.

  • Đối với cá nhân cư trú. Theo điểm i khoản 1 điều 25 thông tư trên:

"Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân."

     Như vậy với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, công ty trước khi trả thu nhập (phí dịch vụ) cho họ cần phải khấu trừ 10% thu nhập.

     Kết luận: Để được ký hợp đồng dịch vụ với công ty, người nước ngoài cần đáp ứng những điều kiện về tiêu chuẩn, năng lực trình độ và những điều kiện khác công ty đặt ra cũng như đáp ứng các điều kiện theo luật định để hợp đồng có hiệu lực. Khi người nước ngoài thực hiện hợp đồng, tùy thuộc vào nơi cư trú của họ hiện tại, trước khi trả họ tiền phí dịch vụ, công ty cần phải thực hiện việc khấu trừ thuế theo đúng quy định pháp luật Việt Nam.

     Tham khảo thêm bài viết:

    Để được tư vấn chi tiết về Hợp đồng dịch vụ với NLĐ nước ngoài, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên Ngọc Linh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178