• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

chuyên môn kỹ thuật cấp cứu trong khám chữa bệnh như sau: Các hình thức cấp cứu bao gồm: Cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; [...]

  • Quy định về chuyên môn kỹ thuật cấp cứu trong khám chữa bệnh
  • Chuyên môn kỹ thuật cấp cứu trong khám chữa bệnh
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Chuyên môn kỹ thuật cấp cứu trong khám chữa bệnh

Kiến thức của bạn:

  • Quy định về chuyên môn kỹ thuật cấp cứu trong khám chữa bệnh

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật khám bệnh chữa bệnh 2009

Nội dung tư vấn về chuyên môn kỹ thuật cấp cứu trong khám chữa bệnh

     1. Quy định về chuyên môn kỹ thuật cấp cứu trong khám chữa bệnh

      Điều 54 Luật khám bệnh chữa bệnh năm 2009 quy định về chuyên môn kỹ thuật cấp cứu trong khám chữa bệnh như sau:

     Thứ nhất: Các hình thức cấp cứu bao gồm:

  • Cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Cấp cứu ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    Thứ hai: Khi việc cấp cứu vượt quá khả năng chuyên môn thì tùy từng trường hợp cụ thể, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:

  • Tổ chức hội chẩn theo quy định;
  • Mời cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác đến hỗ trợ cấp cứu;
  • Chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp.

    Thứ ba: Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ưu tiên mọi điều kiện về nhân lực và phương tiện tốt nhất cho việc cấp cứu người bệnh. [caption id="attachment_73414" align="aligncenter" width="450"]Chuyên môn kỹ thuật cấp cứu trong khám chữa bệnh Chuyên môn kỹ thuật cấp cứu trong khám chữa bệnh[/caption]

    2. Chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp điều trị và kê đơn thuốc

    Điều 55 Luật khám bệnh chữa bệnh năm 2009 quy định về chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp điều trị và kê đơn thuốc như sau:

    Thứ nhất: Việc chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp điều trị và kê đơn thuốc phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

  • Dựa trên kết quả khám lâm sàng, kiểm tra cận lâm sàng, kết hợp với yếu tố tiền sử bệnh, gia đình, nghề nghiệp và dịch tễ;
  • Kịp thời, khách quan, thận trọng và khoa học.

    Thứ hai: Người hành nghề được giao nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:

  • Khám bệnh, chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp điều trị, kê đơn thuốc kịp thời, chính xác và chịu trách nhiệm về việc khám bệnh, chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp điều trị, kê đơn thuốc của mình;
  • Quyết định điều trị nội trú hoặc ngoại trú; trường hợp người bệnh phải điều trị nội trú mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có giường điều trị nội trú thì phải giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp.
   3. Hội chẩn trong khám chữa bệnh

    Điều 56 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định hội chẩn trong khám chữa bệnh như sau:

    Thứ nhất: Việc hội chẩn được thực hiện khi bệnh vượt quá khả năng chẩn đoán và điều trị của người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đã điều trị nhưng bệnh không có tiến triển tốt hoặc có diễn biến xấu đi.

    Thứ hai: Các hình thức hội chẩn bao gồm:

  • Hội chẩn khoa;
  • Hội chẩn liên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Hội chẩn qua tham khảo ý kiến chuyên gia;
  • Hội chẩn từ xa bằng công nghệ thông tin;
  • Hội chẩn khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

   Để được tư vấn vấn chi tiết về chuyên môn kỹ thuật cấp cứu trong khám chữa bệnh quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 19006500  để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Hy vọng đây sẽ là kênh tư vấn hiệu quả nhất.

     Xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178