• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định của bộ luật hình sự về tình thế cấp thiết. Căn cứ và điều kiện để quyết định tình thế cấp thiết theo quy định

  • Quy định của bộ luật hình sự về tình thế cấp thiết
  • Quy định của bộ luật hình sự về tình thế cấp thiết
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

     Bạn muốn tìm hiểu các quy định pháp luật về tình thế cấp thiết như: tình thế cấp thiết là gì; đặc điểm của tình thế cấp thiết; căn cứ phát sinh quyền hành động trong tình thế cấp thiết; nội dung và phạm vi quyền hành động trong tình thế cấp thiết; vượt quá yêu cầu tình thế cấp thiết,... Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu quy định của bộ luật hình sự về tình thế cấp thiết.

1. Tình thế cấp thiết là gì?

     Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Bộ luật Hình sự 2015:

Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

     Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm, vì vậy không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

     Hành động trong tình thế cấp thiết là quyền của công dân. Từ đó, chế định về tình thế cấp thiết được xây dựng nhằm mục đích tạo cơ sở pháp lý, khuyến khích công dân có hành động có ích, phù hợp với yêu cầu của xã hội khi đứng trước nguy cơ đang đe dọa xâm hại quan hệ xã hội cần được bảo vệ

2. Đặc điểm của tình thế cấp thiết

     Trước hết, đó phải là tình thế có tính nguy hiểm cấp thiết, hiện hữu trên thực tế ngay tại thời điểm thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi là không thể tránh khỏi. Nếu như cứ tiếp tục kéo dài tình thế này thì có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của người khác, của Nhà nước hoặc của xã hội

     Thứ hai, việc thực hiện hành vi phải hợp lý và cần thiết. Tức là, hành động phải là một phản ứng hợp lý trong tình huống đó. Việc hành động cũng đòi hỏi phải có sự tỉnh táo để tránh vượt quá giới hạn cần thiết.

     Thứ ba, hành động thể hiện sự tự vệ và hợp lệ. Sự tự vệ chỉ được thực hiện để đối phó với hành vi hiểm họa, không được sử dụng như một cánh cửa để tấn công hoặc trừng phạt người khác. Người thực hiện hành vi không được vượt quá mức cần thiết để bảo vệ bản thân hoặc người khác, và phải ngừng thực hiện hành vi khi nguy hiểm cấp thiết đã được loại bỏ.

     Thứ tư, thiệt hại mà việc hành động trong tình thế cấp thiết gây ra phải nhỏ hơn so với thiệt hại mà có nguy cơ sẽ xảy ra nếu như tình thế cấp thiết đó không được ngăn chặn.

3. Căn cứ phát sinh quyền hành động trong tình thế cấp thiết

    Cơ sở phát sinh quyền hành động trong tình thế cấp thiết: mỗi công dân có quyền được hành động trong tình thế cấp thiết khi có: “một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác”. Nguy cơ này không đòi hỏi phải do hành vi của con người gây ra mà có thể do súc vật, thiên nhiên, do những trục trặc kĩ thuật...

    Với trách nhiệm của công dân, đòi hỏi mỗi người đứng trước nguy cơ như vậy cần phải có các biện pháp ngăn chặn nguy cơ đó, kể cả bằng việc thực hiện một hoặc một số biện pháp gây thiệt hại. Tuy nhiên, biện pháp gây thiệt hại chỉ được coi là hợp pháp khi nó phù hợp với lợi ích xã hội và ngoài biện pháp đó ra thì không còn biện pháp khác - biện pháp không gây thiệt hại. Đây là điểm khác để phân biệt với phòng vệ chính đáng. Hành vi chống trả trong phòng vệ chính đáng thực chất là hành vi đấu tranh trực tiếp chống hành vi phạm tội cũng như hành vi vi phạm pháp luật và do vậy là cần thiết trong mọi trường hợp.

     Trong tình thế cấp thiết, lợi ích bị gây thiệt hại là lợi ích hợp pháp và sự gây thiệt hại này nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp khác lớn hơn. Do vậy, khi còn biện pháp khác không gây thiệt hại mà vẫn có thể bảo vệ được lợi ích đang bị đe dọa thì việc gây thiệt hại là không cần thiết và hành động trong tình thế cấp thiết cũng không được đặt ra.

     Như vậy, có thể hiểu rằng quyền được hành động trong tình thế cấp thiết chỉ phát sinh khi có nguy cơ thực tế đe dọa thiệt hại cho một quan hệ xã hội nào đó được pháp luật bảo vệ. Việc ngăn chặn nguy cơ đó xảy ra chỉ còn duy nhất một biện pháp là gây ra một thiệt hại khác (nhỏ hơn).

Quy định của bộ luật hình sự về tình thế cấp thiết

4. Nội dung và phạm vi của quyền hành động trong tình thế cấp thiết

    Khi có cơ sở được hành động trong tình thế cấp thiết, người hành động được phép gây thiệt hại mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về việc gây thiệt hại này khi thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại bị đe dọa gây ra. Sự so sánh hai thiệt hại này được xét trên phương diện cả về tính chất và mức độ của thiệt hại. Thông thường, thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết là thiệt hại về tài sản. Cũng có thể thiệt hại này là thiệt hại về sức khỏe hoặc tự do của con người.

5. Vượt quá yêu cầu tình thế cấp thiết

     Khoản 2 Điều 23 BLHS 2015 quy định về vượt quá yêu cầu tình thế cấp thiết. Theo đó:

Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự

     Đây là trường hợp mà chủ thể thực hiện hành vi có cơ sở để được hành động trong tình thế cấp thiết nhưng đã vượt quá phạm vi cho phép. Theo khoản 1 Điều 23 BLHS 2015, người hành động trong tình thế cấp thiết chỉ được phép gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Điều đó có nghĩa khi gây thiệt hại không nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa thì không còn là trường hợp tình thế cấp thiết. Vì vậy, chủ thể thực hiện hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật hình sự.

    Tuy nhiên, do sự so sánh hai loại thiệt hại trong tình thế cấp thiết là vấn đề không đơn giản, dễ dàng và điều này lại càng khó khăn đối với người đang đứng trước sự đe dọa gây thiệt hại mà phải lựa chọn biện pháp ngăn chặn sự đe dọa đó. Do vậy, luật hình sự Việt Nam chỉ coi việc gây thiệt hại này là không hợp pháp khi thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu và chủ thể có lỗi đối với việc vượt quá đó.

     Trường hợp này tuy phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng được giảm nhẹ vì tính chất của động cơ và vì hoàn cảnh phạm tội đều thuộc trường hợp đặc biệt. Cụ thể, vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết là một trong số các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm d khoản 1, Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015.

Bài viết liên quan:

     Để được tư vấn chi tiết về quy định của Bộ luật Hình sự về tình thế cấp thiết, khách hàng xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900.6500 để được hỗ trợ.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Hải Đường

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178