Phương pháp hạch toán tài khoản 337 phải thu phải trả giữa các quỹ
14:02 08/06/2018
phương pháp hạch toán tài khoản 337 phải thu phải trả giữa các quỹ như sau: Khi Quỹ chủ sở hữu (CSH) chuyển tiền mồi cho Quỹ chủ hợp đồng (CHĐ) để [...]

Phương pháp hạch toán tài khoản 337 phải thu phải trả giữa các quỹ
Phương pháp hạch toán tài khoản 337
Hỏi đáp luật lao động
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Phương pháp hạch toán tài khoản 337
Kiến thức của bạn:
- Phương pháp hạch toán tài khoản 337 phải thu phải trả giữa các quỹ
Kiến thức của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn về phương pháp hạch toán tài khoản 337
Khoản 4 Điều 8 Thông tư 199/2014/TT-BTC kế toán áp dụng doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ doanh nghiệp tái bảo hiểm quy định về phương pháp hạch toán tài khoản 337 phải thu phải trả giữa các quỹ như sau:
a) Khi Quỹ chủ sở hữu (CSH) chuyển tiền mồi cho Quỹ chủ hợp đồng (CHĐ) để đảm bảo khởi lập quỹ ban đầu, ghi:
- Quỹ chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 3371 - Phải thu giữa các quỹ (TK 33711) (Chi tiết phải thu của quỹ chủ sở hữu từ quỹ chủ hợp đồng) (Quỹ CSH)
Có các TK 111, 112 (Quỹ CSH)
- Quỹ chủ hợp đồng, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (Quỹ CHĐ)
Có TK 3372 - Phải trả giữa các quỹ (TK 33721) (Chi tiết phải trả của quỹ chủ hợp đồng cho quỹ chủ sở hữu) (Quỹ CHĐ).
b) Khi phân bổ khấu hao TSCĐ của quỹ chủ sở hữu sử dụng cho quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm, ghi:
- Quỹ chủ hợp đồng, ghi:
Nợ các TK 641, 642 (Quỹ CHĐ)
Có TK 3372 - Phải trả giữa các quỹ (TK 33722) (Chi tiết phải trả của quỹ chủ hợp đồng cho quỹ chủ sở hữu) (Quỹ CHĐ).
- Quỹ chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 3371 - Phải thu giữa các quỹ (TK 33712) (Chi tiết phải thu của quỹ chủ sở hữu từ quỹ chủ hợp đồng) (Quỹ CSH)
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Quỹ CSH).
c) Khi phân bổ các chi phí chung khác của quỹ chủ sở hữu sử dụng cho quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm, ghi:
- Quỹ chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 3371 - Phải thu giữa các quỹ (TK 33712) (Chi tiết phải thu của quỹ chủ sở hữu từ quỹ chủ hợp đồng) (Quỹ CSH)
Có TK chi phí (TK 641,642) (Quỹ CSH).
- Quỹ chủ hợp đồng, ghi:
Nợ các TK 641,642 (Quỹ CHĐ)
Có TK 3372 - Phải trả giữa các quỹ (TK 33722) (Chi tiết phải trả của quỹ chủ hợp đồng cho quỹ chủ sở hữu) (Quỹ CHĐ).
[caption id="attachment_94111" align="aligncenter" width="420"] Phương pháp hạch toán tài khoản 337[/caption]
d) Khi dùng quỹ chủ sở hữu bù đắp cho quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp thâm hụt quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm, ghi:
- Quỹ chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 3371 - Phải thu giữa các quỹ (TK 33713) (Chi tiết phải thu của quỹ chủ sở hữu từ quỹ chủ hợp đồng) (Quỹ CSH).
Có các TK 111, 112
- Quỹ chủ hợp đồng, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 3372 - Phải trả giữa các quỹ (TK 33723) (Chi tiết phải trả của quỹ chủ hợp đồng cho quỹ chủ sở hữu) (Quỹ CHĐ).
đ) Khi phát sinh các khoản phải thu/phải trả khác giữa các quỹ:
Ví dụ: Khi sử dụng quỹ Chủ sở hữu chi hộ cho quỹ Chủ hợp đồng:
- Quỹ chi hộ ghi phải thu giữa các quỹ:
Nợ TK 3371 - Phải thu giữa các quỹ (TK 33718) (Quỹ CSH)
Có các TK 111, 112 (Quỹ CSH).
- Quỹ nhờ chi hộ ghi phải trả giữa các quỹ:
Nợ TK chi phí (TK 641,642), Phải trả (331) (Quỹ CHĐ)
Có TK 3372 - Phải trả giữa các quỹ (TK 33728) (Quỹ CHĐ).
e) Cuối kỳ kế toán, thanh toán nội bộ giữa các quỹ và chuyển tiền, ghi:
- Quỹ nhận tiền ghi:
Nợ các TK 111, 112 (chi tiết TK tiền mặt, TGNH của từng quỹ)
Có TK 3371 - Phải thu giữa các quỹ (TK 33711, 33712, 33713, 33718) hoặc (chi tiết phải thu của từng quỹ).
- Quỹ chi tiền ghi:
Nợ TK 3372 - Phải trả giữa các quỹ (TK 33721, 33722, 33723, 33728) hoặc (chi tiết phải trả của từng quỹ)
Có các TK 111, 112 (chi tiết TK tiền mặt, TGNH của từng quỹ).
Bài viết tham khảo:
- Kế toán các khoản đầu tư tài chính bảo hiểm nhân thọ
- Kế toán tài khoản 352 dự phòng phải trả theo quy định
Để được tư vấn về phương pháp hạch toán tài khoản 337 quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn quốc xin chân thành cảm ơn.