• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Nguyên tắc xây dựng - thực hiện thủ tục hành chính hiện nay được quy định như thế nào, Bao gồm những nguyên tắc gì, được quy định ở đâu?...

  • Nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính - Luật Toàn Quốc
  • Nguyên tắc xây dựng - thực hiện thủ tục hành chính
  • Pháp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG - THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Câu hỏi của bạn về nguyên tắc xây dựng - thực hiện thủ tục hành chính:

      Nguyên tắc xây dựng - thực hiện thủ tục hành chính gồm những nguyên tắc gì?

Câu trả lời của Luật sư về nguyên tắc xây dựng - thực hiện thủ tục hành chính:

     Chào bạn! Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về nguyên tắc xây dựng - thực hiện thủ tục hành chính, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về nguyên tắc xây dựng - thực hiện thủ tục hành chính như sau:

1. Căn cứ pháp lý về nguyên tắc xây dựng - thực hiện thủ tục hành chính

2. Nội dung tư vấn về nguyên tắc xây dựng - thực hiện thủ tục hành chính

      Căn cứ Khoản 1, Điều 3, Văn bản hợp nhất Nghị định về kiểm soát thủ tục hành chính thì:

     "Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức"

2.1 Nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính

      Xây dựng thủ tục hành chính là nghiên cứu để đề ra những cách thức giải quyết công việc nhằm thực hiện các quy định nội dung của lập pháp và đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tế. Việc xây dựng thủ tục hành chính phải 
tuân theo những nguyên tắc sau đây. 

  • Nguyên tắc pháp chế: nguyên tắc thể hiện cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền định ra thủ tục hành chính.
  • Nguyên tắc khách quan: Xây dựng thủ tục hành chính phải xuất phát từ nhu cầu khách quan của hoạt động quản lí nhằm đưa ra quy trình hợp lí, thuận tiện nhất, mang lại kết quả cao nhất cho quản lí.
  • Nguyên tắc công khai, minh bạch: nọi dung của nguyên tắc này là nhà nước phải tạo điều kiện cho những đối tượng thực hiện thủ tục hành chính đóng góp ý kiến.
  • Nguyên tắc đơn giản, tiết kiệm, nhanh chóng, kịp thời: theo quy định tại Khoản 1, Điều 7, Văn bản hợp nhất Nghị định về Kiểm soát hành chính thì "Thủ tục hành chính phải đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện"
  • Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của các bên tham gia thủ tục hành chính
[caption id="attachment_125733" align="aligncenter" width="466"]nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính Nguyên tắc xây dựng - thực hiện thủ tục hành chính[/caption]

2.2 Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính

     Thực hiện thủ tục hành chính là hoạt động sử dụng quyền lực nhà nước. Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính cũng có những nguyên tắc như nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính. 

      Ngoài ra tại Nghị định về Kiểm soát thủ tục hành chính thì những nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính được quy định như sau:

  "Điều 12. Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính

     1. Bảo đảm công khai, minh bạch các thủ tục hành chính đang được thực hiện.

     2. Bảo đảm khách quan, công bằng trong thực hiện thủ tục hành chính.

     3. Bảo đảm tính liên thông, kịp thời, chính xác, không gây phiền hà trong thực hiện thủ tục hành chính.

     4. Bảo đảm quyền được phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức đối với các thủ tục hành chính.

     5. Đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức"

Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:

    Để được tư vấn chi tiết về nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hành chính 24/7 :19006500 để được luật sư tư vấn hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178