• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài) theo [...]

  • Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam bao gồm những ai?
  • Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Kiến thức của bạn:

  • Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam bao gồm những ai?

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam

Nội dung tư vấn về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

     1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam bao gồm những ai?

     Điều 2 Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây:

  • Thực hiện hợp đồng lao động;
  • Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
  • Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
  • Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng là người lao động nước ngoài làm việc ít nhất 02 năm (24 tháng) trong một doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam và phải đáp ứng các điều kiện đối với chuyên gia.
  • Chào bán dịch vụ là người lao động nước ngoài không sống tại Việt Nam và không nhận thù lao từ bất cứ nguồn nào tại Việt Nam, tham gia vào các hoạt động liên quan đến việc đại diện cho một nhà cung cấp dịch vụ để đàm phán tiêu thụ dịch vụ của nhà cung cấp đó, với điều kiện không được bán trực tiếp dịch vụ đó cho công chúng và không trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ.
  • Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Tình nguyện viên;
  • Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
  • Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
  • Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.[caption id="attachment_81808" align="aligncenter" width="450"]Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam[/caption]

     2. Người sử dụng người lao động nước ngoài bao gồm những ai?

     Khoản 2 Điều 2 Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam quy định về người sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam gồm:

  • Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
  • Nhà thầu nước ngoài hoặc trong nước tham dự thầu, thực hiện hợp đồng;
  • Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập;
  • Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
  • Tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
  • Tổ chức sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
  • Văn phòng của dự án nước ngoài hoặc của tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
  • Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc của nhà thầu nước ngoài được đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật;
  • Các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
  • Hội, hiệp hội doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
  • Hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

     Để được tư vấn vấn chi tiết về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Hy vọng đây sẽ là kênh tư vấn hiệu quả nhất.

    Xin chân thành cảm ơn./

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178