Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do
12:31 11/12/2020
Theo quy định trong Bộ luật Lao động 2019, người lao động có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do nhưng phải thực hiện nghĩa vụ báo trước.
- Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do
- đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do
- Hỏi đáp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ MÀ KHÔNG CẦN LÝ DO
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư, tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư giải đáp như sau:
Tôi hiện đang là Giám đốc của công ty X. Theo tôi được biết Bộ luật Lao động mới có nhiều thay đổi hơn so với Bộ luật năm 2012, trong đó có một điểm là người lao động sẽ được tự mình chấm dứt hợp đồng dù không có lý do. Vậy tôi muốn hỏi quy định này thực tế được hiểu như thế nào.
Tôi mong nhận được câu trả lời từ Luật sư. Tôi xin cảm ơn.
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do như sau:
Căn cứ pháp lý:
1. Đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do là gì
Hợp đồng lao động (HĐLĐ) là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Như vậy, kể từ thời điểm hợp đồng lao động có hiệu lực thì hai bên bị ràng buộc bởi quyền và nghĩa vụ mà mình đã thỏa thuận. Tuy nhiên, HĐLĐ với đầy đủ các tính chất của một hợp đồng dân sự vẫn đề cao tính thỏa thuận và ý chí của các bên.
Các bên tham gia vào HĐLĐ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, việc này có thể hiểu là một trong hai bên muốn ngừng thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà trước đó đã giao kết với bên còn lại.
Song chỉ những trường hợp được pháp luật quy định và cho phép thì việc đơn phương chấm dứt hợp đồng mới là hợp pháp, những trường hợp còn lại là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật và trong trường hợp này các bên có thể sẽ phải chịu những trách nhiệm pháp lý.
2. Từ năm 2021 người lao động được đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do
Một trong những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019 rất được người lao động và người sử dụng lao động quan tâm đó là việc người lao động được đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do. Vậy, quy định này cụ thể ra sao và nên được hiểu theo hướng nào, bài viết dưới đây sẽ làm rõ những vấn đề đó.
2.1. Quy định của Bộ luật Lao động 2019 về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do
Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Như vậy, Bộ luật Lao động không hề đề cập đến việc người lao động chấm dứt HĐLĐ phải có lý do mà chỉ quy định hai trường hợp sau:
* Trường hợp 1: Chấm dứt HĐLĐ và phải báo trước cho người sử dụng lao động:
- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
Lưu ý: Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
* Trường hợp 2: Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Như vậy, kể từ ngày 01/01/2021 khi Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do, chỉ cần đảm bảo nghĩa vụ báo trước cho người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
2.2. Điểm mới so với Bộ luật lao động 2012 về đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do
Nếu Bộ luật Lao động 2019 chỉ yêu cầu người lao động thực hiện nghĩa vụ báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì ở Bộ luật Lao động 2012, người lao động vừa phải thực hiện nghĩa vụ báo trước vừa phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định.
Điều 37 Bộ luật Lao động 2012 có quy định như sau:
Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
Như vậy, có thể thấy rằng so với quy định trước đó, Bộ luật Lao động 2019 đã mở rộng phạm vi quyền của người lao động liên quan đến việc chấm dứt HĐLĐ, theo đó người lao động có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do.
Rất nhiều người sử dụng lao động bày tỏ sự lo ngại rằng đây sẽ là căn cứ để người lao động chấm dứt việc làm bừa bãi, gây ra tổn thất cho mình. Tuy nhiên trên thực tế, pháp luật trao cho người lao động nhiều quyền hơn nhưng điều này sẽ không gây ảnh hưởng đến người sử dụng lao động nếu họ cung cấp được cho người lao động một môi trường làm việc tiến bộ, văn minh.
KẾT LUẬN: Đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do là một trong những điểm mới thể hiện sự tiến bộ trong tư tưởng lập pháp. Điều này tuân theo đúng tinh thần của Hiến pháp, đó là công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
Thưa Luật sư, hiện nay tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau: Hiện tại tôi đang đi công tác theo sự phân công của công ty, Đến tháng 2 năm sau mới kết thúc đợt công tác này. Tôi muốn nghỉ việc ở công ty do tìm được một nơi tốt hơn. Vậy tôi muốn hỏi là nếu tôi nghỉ việc thì thì có được không, trong đơn xin nghỉ việc có bắt buộc phải ghi rõ lý do không.
Tôi mong nhận được câu trả lời từ Luật sư. Tôi xin cảm ơn.
3.Tình huống tham khảo về đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Lao động 2019
Theo thông tin mà chúng tôi nhận được thì hiện nay bạn đang có mong muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Ở thời điểm bạn trở về sau đợt công tác là tháng 2 năm 2021, thời điểm đó Bộ luật Lao động 2019 đã có hiệu lực nên căn cứ vào Điều 35 của Bộ luật này, vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được quy định như sau:
Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Như vậy, bạn hoàn toàn có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do, chỉ cần thông báo cho công ty theo quy định của pháp luật. Do thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi chưa đầy đủ nên hiện tại chúng tôi chưa thể tư vấn cho bạn về thời gian báo trước, tuy nhiên dựa vào thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn có thể tự mình xác định được để thuận tiện sắp xếp công việc.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do:
Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do như thời gian báo trước, thủ tục thực hiện, quyền và nghĩa vụ của mình khi chấm dứt hợp đồng. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cư thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi liên quan đến đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do hoặc các câu hỏi khác về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.
Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về Đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do như sau: soạn thảo đơn xin nghỉ việc đúng quy định, hướng dẫn thời gian chính xác báo trước khi muốn nghỉ việc, tư vấn quyền lợi của người lao động khi nghỉ việc
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Hải Quỳnh