• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Luật Toàn Quốc chia sẻ chi tiết quy định của pháp luật về điều kiện của những người được nhận làm con nuôi, việc nhận làm con nuôi cần phải được những người nào đồng ý

  • Người được nhận làm con nuôi cần đảm bảo điều kiện gì?
  • Người được nhận làm con nuôi
  • Hỏi đáp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

     Việc nhận con nuôi diễn ra rất phổ biến hiện nay. Bạn có biết người được nhận làm con nuôi cần phải đáp ứng những điều kiện gì không, hãy cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu rõ hơn trong bài viết hôm nay nhé.

1. Con nuôi là gì, mục đích nuôi con nuôi thế nào?

     Theo Khoản 3 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010, “Con nuôi” là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

     Điều 2 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định, việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con bền vững, lâu dài, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, đảm bảo con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.

2. Người được nhận làm con nuôi cần điều kiện gì?

     Theo quy định tại Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì người được nhận làm con nuôi bao gồm những đối tượng sau:

  • Trẻ em dưới 16 tuổi;

  • Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi hoặc được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

     Bên cạnh đó, một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. 

     Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.

3. Nhận nuôi con nuôi có cần bố mẹ ruột đồng ý không?

     Theo quy định tại Điều 21 Luật Nuôi con nuôi 2010 được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định 19/2011/NĐ-CP:

  • Việc nhận nuôi con nuôi cần phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi. 

  • Nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại.

  • Nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì cần có sự đồng ý của người giám hộ.

  • Ngoài ra, trong trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì phải được sự đồng ý của trẻ em đó.

     Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị đe dọa, ép buộc hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.

4. Chuyên mục hỏi đáp

Câu hỏi 1. Người 18 tuổi trở lên có được nhận làm con nuôi không?

     Theo quy định tại Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010, người trên 18 tuổi sẽ không được nhận làm con nuôi.

Câu hỏi 2. Nộp hồ sơ nuôi con nuôi ở đâu?

     Theo Điều 19 Luật Nuôi con nuôi 2010, người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.

     Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bài viết cùng chuyên mục:

 
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178