• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Người bán hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn khi nào?... Tổ chức, cá nhân kinh doanh chỉ được lập và giao cho người mua hàng hóa dịch vụ các loại hóa đơn

  • Người bán hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn khi nào?
  • lập hóa đơn khi nào
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

NGƯỜI BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ PHẢI LẬP HÓA ĐƠN KHI NÀO?

     Khi nào người bán hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn bán hàng? Người mua không lấy hóa đơn thì người bán có bắt buộc phải lập hóa đơn bán hàng không? Nếu không lập hóa đơn bán hàng thì người bán có chịu trách nhiệm gì? Mời bạn đọc tham khảo bải viết của Luật Toàn Quốc dưới đây:

Kiến thức của bạn:

     Người bán hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn khi nào?

Kiến thức của Luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

    Tổ chức, cá nhân kinh doanh chỉ được lập và giao cho người mua hàng hóa dịch vụ các loại hóa đơn theo quy định của pháp luật. Khi lập hóa đơn phải ghi đầy đủ nội dung và đúng thực tế nghiệp vụ phát sinh. Hóa đơn được lập thành nhiều liên gồm: liên giao cho người mua hàng, liên người bán giữ và một số liên khác theo yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Nội dung lập hóa đơn phải được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số.

    Căn cứ vào Điều 15, Điều 16 Nghị định 51/2010 NĐ-CP quy định như sau:

     “Điều 15. Lập hóa đơn

  1. Khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán phải lập hóa đơn. Khi lập hóa đơn phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này.
  2. Hóa đơn phải được lập theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn. Bộ Tài chính quy định thứ tự lập hóa đơn đối với trường hợp nhiều cơ sở của cùng đơn vị kế toán sử dụng chung một loại hóa đơn có cùng tên, cùng ký hiệu.
  3. Ngày lập hóa đơn là ngày người bán và người mua làm thủ tục ghi nhận hàng hóa, dịch vụ đã được chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng. Các trường hợp pháp luật quy định chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thì ngày lập hóa đơn là ngày bàn giao hàng hóa.

     Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

  1. Trường hợp bán hàng qua điện thoại, qua mạng; bán hàng hóa, dịch vụ cùng lúc cho nhiều người tiêu dùng, khi lập hóa đơn người bán hoặc người mua không phải ký tên theo quy định của Bộ Tài chính.
  2. Hóa đơn điện tử được lập xong sau khi người bán và người mua đã ký xác nhận giao dịch đã được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
  3. Bộ Tài chính quy định việc lập hóa đơn đối với các trường hợp cụ thể khác.”
[caption id="attachment_38560" align="aligncenter" width="310"]lập hóa đơn khi nào lập hóa đơn khi nào[/caption]

     Điều 16. Bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn

  1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu nhận hóa đơn.
  2. Hàng hóa, dịch vụ bán không phải lập hóa đơn quy định tại khoản 1 Điều này được theo dõi trên bảng kê.
  3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn ghi số tiền bán hàng hóa, dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua tại cuống, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tên người mua trong hóa đơn này được ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.

    Cụ thể Điều 16 được hướng dẫn bởi Điều 18. Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn - Thông tư 39/2014 quy định như sau:

    “1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn. 

     2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này). 

    3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.

     Như vậy, khi bán hàng hóa dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn. Hóa đơn có tổng thanh tóan dưới 200.000 đồng thì không phải lập hóa đơn. Trường hợp, không phải lập hóa đơn theo quy định của pháp luật thì người bán phải lập bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.

     Bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

     >>>  Lập hóa đơn sai thời điểm bị phạt thế nào?

     >>>   Xử lý thu hồi hóa đơn đã lập được quy định  như thế nào?

Liên hệ Luật sư tư vấn về: Người bán hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn khi nào

  • Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Người bán hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn khi nào. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.
  • Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về Người bán hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn khi nào qua số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi về Người bán hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn khi nào tới địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!   Liên kết tham khảo

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178