• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Mức hưởng tối đa của trợ cấp thôi việc được quy định như thế nào? Hãy tham khảo bài viết của Luật Toàn Quốc để hiểu rõ hơn

  • Mức hưởng tối đa của trợ cấp thôi việc được quy định như thế nào?
  • Mức hưởng tối đa của trợ cấp thôi việc được quy định như thế nào?
  • Lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Mức hưởng tối đa của trợ cấp thôi việc được quy định như thế nào?

    Trợ cấp thôi việc là một trong những khoản tiền mà người lao động có thể được nhận sau khi nghỉ việc. Vậy mức hưởng tối đa của trợ cấp thôi việc được quy định như thế nào? Hãy tham khảo bài viết Mức hưởng tối đa của trợ cấp thôi việc được quy định như thế nào của Luật Toàn Quốc dưới đây:

1. Trợ cấp thôi việc được hiểu như thế nào?

     Trợ cấp thôi việc là khoản tiền hỗ trợ tài chính do đơn vị/ người sử dụng lao động chi trả cho người lao động sau khi nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trong một thời gian nhất định.

    Việc hưởng trợ cấp thôi việc làm sẽ giúp cho những người phải nghỉ việc có thể đảm bảo cuộc sống của họ trong thời gian chờ đợi để kiếm được việc mới.

    Tuy nhiên, người lao động phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện hưởng chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định pháp luật thì mới được hưởng trợ cấp thôi việc.

Mức hưởng tối đa của trợ cấp thôi việc được quy định như thế nào

2. Quy định về mức hưởng tối đa trợ cấp thôi việc

      Theo khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, mức hưởng trợ cấp thôi việc của người lao động như sau:

    Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật lao động 2019 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật lao động 2019.

    Theo khoản 3 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

       Theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

       Theo quy định trên, người lao động nghỉ việc, đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc, mỗi năm làm việc sẽ được trợ cấp nửa tháng tiền lương. Cụ thể:

Trợ cấp thôi việc = 1/2 x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc.

      Như vậy, hiện nay pháp luật không có quy định về mức hưởng tối đa khi nhận trợ cấp thôi việc. Người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc theo công thức tính trợ cấp thôi việc mà không bị giới hạn phạm vi mức hưởng như trợ cấp thất nghiệp.

Hiện nay mức hưởng tối đa của trợ cấp thôi việc được quy định như thế nào

3. Doanh nghiệp không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động có bị xử phạt hành chính không?

     Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người lao động.

     Hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động là hành vi xâm phạm đến quyền lợi của người lao động. Theo đó, căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động có thể bị xử phạt hành chính với mức tiền:

  •  Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
  •  Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
  •  Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
  •  Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
  •  Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

      Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể bị buộc phải trả đủ tiền trợ cấp thôi việc cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

   Bạn đọc có thể tham khảo bài viết dịch vụ của Luật Toàn Quốc dưới đây:

4. Hỏi đáp về mức hưởng tối đa của trợ cấp thôi việc được quy định như thế nào:

Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi: Công ty không trả trợ cấp thôi việc thì phải làm sao? Tôi cảm ơn!

     Trường hợp bạn đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc mà công ty không trả tiền trợ cấp thôi việc cho bạn thì bạn có thể áp dụng một trong hai phương án sau:

  • Cách 1, bạn làm đơn khiếu nại đến người đại diện theo pháp luật của công ty;
  • Cách 2, bạn có thể làm đơn khởi kiện ra Toàn án nhân cấp quận/ huyện nơi công ty đang có trụ sở để giải quyết.

Câu hỏi 2: Luật sư cho tôi hỏi: tôi tự ý nghỉ việc thì có được nhận trợ cấp thôi việc không? Tôi cảm ơn!

       Căn cứ theo khoản 1 Điều 40 Bộ luật lao động 2019 quy định nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là không được trợ cấp thôi việc.

      Như vậy, nếu bạn tự ý nghỉ việc không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên thì thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp động lao động trái pháp luật. Do đó, bạn sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc.

  Để được tư vấn chi tiết về mức hưởng tối đa của trợ cấp thôi việc được quy định như thế nào quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Nguyễn Huệ

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178