• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Ngoài ra, Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn trong trường hợp này là Tòa án nơi một trong hai vợ chồng cư trú, làm việc và bạn có thể ...

  • Ly hôn khi không đủ giấy tờ theo quy định mới nhất
  • Ly hôn khi không đủ giấy tờ
  • Hỏi đáp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Ly hôn khi không đủ giấy tờ

Câu hỏi của bạn về ly hôn khi không đủ giấy tờ 

     Thưa Luật sư, cho tôi hỏi: Hiện tại tôi muốn ly hôn đơn phương mà không có giấy tờ của người chồng thì tôi phải làm sao? Xin chân thành cảm ơn./.

Câu trả lời của Luật sư về ly hôn khi không đủ giấy tờ

    Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về ly hôn khi không đủ giấy tờ, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về hồ sơ ly hôn đơn phương như sau:

1. Cơ sở pháp lý về ly hôn khi không đủ giấy tờ

2. Nội dung tư vấn về ly hôn khi không đủ giấy tờ

     Theo quy định của luật hôn nhân thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Trong trường hợp của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: [caption id="attachment_198613" align="aligncenter" width="255"] Ly hôn khi không đủ giấy tờ[/caption]

2.1. Hồ sơ ly hôn đơn phương

     Theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:

"Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi."

     Để được giải quyết ly hôn, người yêu cầu cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật. Về nguyên tắc, khi gửi đơn khởi kiện ly hôn cho Tòa án, người khởi kiện phải gửi kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh họ là người có quyền khởi kiện và những yêu cầu của họ là có căn cứ và hợp pháp. 

     Theo quy định tại điều 35 và điều 39 Bộ luật tố tụng năm 2015, thẩm quyền giải quyết việc ly hôn đơn phương của bạn là toà án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc.. Nếu chồng bạn ra nước ngoài và không xác định được chồng bạn hiện đang ở đâu thì có thể gửi hồ sơ đến tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn cư trú, làm việc cuối cùng.

     Hồ sơ ly hôn đơn phương bao gồm:

  • Đơn khởi kiện ly hôn theo mẫu;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
  • Chứng minh thư nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
  • Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có công chứng);
  • Các giấy tờ minh chứng khác (văn bản thỏa thuận ly hôn của vợ chồng, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản,…);

     Đơn khởi kiện ly hôn bạn có thể mua tại tòa án. Sau khi hoàn thiện hồ sơ gồm các giấy tờ kể trên, bạn cần nộp hồ sơ ly hôn đến toà án nơi có thẩm quyền để được giải quyết. Hồ sơ ly hôn có thể nộp trực tiếp tại tòa hoặc qua đường bưu điện. Khi không có đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên thì bạn có thể thực hiện đề nghị xin xác nhận dân sự/xác nhận nhân thân tại cơ quan công an cấp xã, phường nơi người còn lại đang cư trú, cụ thể được tư vấn tại mục 2.2 dưới đấy

2.2. Ly hôn khi không đủ giấy tờ

     Việc cung cấp sổ hộ khẩu và chứng minh thư nhân dân của chồng bạn để xác định về nhân thân và nơi cư trú của chồng bạn để xác định Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết.

     Khi một số giấy tờ bị mất hoặc không có thì bạn có thể tiến hành những việc làm sau để được ly hôn:

  • Về sổ hộ khẩu: Pháp luật quy định bạn không cần bản chính sổ hộ khẩu để có thể tiến hành ly hôn mà chỉ cần bản sao công chứng, chứng thực của sổ hộ khẩu. Nếu như bạn không có cả bản chính lẫn bảo sao, bạn có thể liên hệ với công an cấp xã/ phường nơi bạn thường trú xác nhận rằng bạn là nhân khẩu thường trú tại địa phương. Việc xác nhận này bạn có thể làm một đơn riêng.
  • Về chứng minh nhân dân: Tương tự như sổ hộ khẩu, bạn không cần bản chính của chứng minh thư nhân dân để ly hôn mà chỉ cần bản sao công chứng, chứng thực. Trong trường hợp bạn không có bản sao CMND, bạn có thể sử dụng bản sao công chứng, chứng thực của sổ hộ chiếu để hoàn thiện hồ sơ. Nếu bạn có nhu cầu làm lại CMND, bạn có thể liên hệ với công an phường, xã, thị trấn để được cấp lại CMND. 

     Ngoài ra, Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn trong trường hợp này là Tòa án nơi một trong hai vợ chồng cư trú, làm việc và bạn có thể nộp hồ sơ tại Tòa án này. Sau khi nhận hồ sơ, Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng chi phí và giải quyết vụ án theo thủ tục

Bài viết tham khảo:


Thủ tục ly hôn đơn phương và giành quyền nuôi con

Câu hỏi

     Xin chào Luật sư! Tôi rất mong muốn được sự tư vấn về vấn đề giải quyết thủ tục ly hôn. Tôi lấy chồng được hơn 8 năm, con trai tôi năm nay gần 7 tuổi. Hiện nay cuộc sống hôn nhân của tôi không được hạnh phúc. Vì vậy tôi muốn giải thoát cho nhau, tối muốn nuôi con. Rất mong nhận được sư tư vấn.

Trả lời:

     Thủ tục ly hôn đơn phương

     Như bạn trình bày, cuộc sống hôn nhân của bạn không được hạnh phúc, bạn muốn giải thoát cho nhau và muốn giành quyền nuôi con trai năm nay gần 7 tuổi. Trong trường hợp của bạn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến như sau:

     Căn cứ Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, ly hôn theo yêu cầu một bên là:

"Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia."

     Như vậy, ly hôn đơn phương là thủ tục xuất phát từ ý nguyện của một trong hai bên vợ hoặc chồng. Và nếu muốn được Tòa án chấp thuận và ra quyết định, bản án ly hôn thì vợ hoặc chồng phải chứng minh được người còn lại có hành vi bạo lực gia đình hoặc hành vi phạm nghiêm trọng trong quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, làm cho đời sống hôn nhân trở nên căng thẳng kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.

     Điều 81, luật hôn nhân và gia đình quy định về việc chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

     Trong trường hợp của bạn cần xác định rõ đầy đủ độ tuổi của con bạn, nếu con bạn chưa đủ 7 tuổi thì sẽ do Tòa án quyết định việc con chung sống với ai còn con trai bạn từ đủ 7 tuổi trở nên phải xem xét nguyện vọng của con.

     Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thủ tục ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con. Dù chồng bạn không đồng ý ly hôn thì bạn vẫn có thể ly hôn theo thủ tục ly hôn đơn phương. Tuy nhiên, để thuận tiện cho cả hai bên thì vợ chồng bạn nên thỏa thuận với nhau về tài sản chung và con chung.

     Bài viết tham khảo:

[caption id="attachment_198691" align="aligncenter" width="471"] Ly hôn khi không đủ giấy tờ[/caption]

Xử lý hành vi không chấp hành bản án ly hôn

Câu hỏi:

     Thưa luật sư, tôi có một vài điều muốn hỏi như sau:

1. Không giao con khi thua kiện ly hôn có phạm tội không?

2. Bị thua kiện nhưng không chịu chấp hành bản án thì cơ quan nào giải quyết?

     Xin cảm ơn!

Trả lời:

     Không chấp hành bản án bị xử phạt như thế nào?

     Theo quy định của điều 106 Hiến pháp 2013 có quy định:

Điều 106.

Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành

     Ngoài ra, Điều 4 Luật thi hành án dân sự sửa đổi năm 2014, bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật được quy định như sau:

"Điều 4. Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định

Bản án, quyết định quy định tại Điều 2 của Luật này phải được cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án."

     Theo đó, Nhà nước khuyến khích đương sự tự nguyện thi hành án. Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật này.

     Như vậy, khi đã có bản án ly hôn có hiệu lực của Tòa án mà đương sự không chấp hành thì có thể bị cưỡng chế thi hành và xử lý theo quy định pháp luật.

     Thời hiệu yêu cầu thi hành án

"Điều 4. Thời hiệu yêu cầu thi hành án

1. Đương sự có quyền yêu cầu thi hành án trong thời hiệu yêu cầu thi hành án quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

2. Trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến việc không thể yêu cầu thi hành án trong thời hiệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật Thi hành án dân sự thì đương sự có quyền đề nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền xem xét, quyết định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn.

3. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sự kiện bất khả kháng là trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa;

b) Trở ngại khách quan là trường hợp đương sự không nhận được bản án, quyết định mà không phải do lỗi của họ; đương sự đi công tác ở vùng biên giới, hải đảo mà không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn; tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức hoặc đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế; tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hóa mà chưa xác định được tổ chức, cá nhân mới có quyền yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật hoặc do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan, cá nhân khác dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn.

4. Việc yêu cầu thi hành án quá hạn được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự, nêu rõ lý do, kèm theo tài liệu chứng minh lý do không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn. Tài liệu chứng minh gồm:

a) Đối với trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc do đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế hoặc do trở ngại khách quan xảy ra tại địa phương nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú cuối cùng hoặc nơi cư trú khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp quy định tại các Điểm b, c, d, đ và e Khoản này;

b) Đối với trường hợp tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận và tài liệu kèm theo, nếu có;

c) Đối với trường hợp do yêu cầu công tác nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc giấy cử đi công tác của cơ quan, đơn vị đó;

d) Đối với trường hợp do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của cơ quan đã ra bản án, quyết định, cơ quan thi hành án có thẩm quyền.

đ) Đối với trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hóa đối với tổ chức phải thi hành án thì phải có xác nhận của cơ quan ra quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hóa.

e) Đối với các trường hợp bất khả kháng, trở ngại khách quan khác nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc tài liệu hợp pháp khác để chứng minh.
Xác nhận của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải thể hiện rõ địa điểm, nội dung và thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn.

5. Đối với trường hợp đã trả đơn yêu cầu thi hành án trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 mà đương sự yêu cầu thi hành án trở lại thì cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định trả đơn phải ra quyết định thi hành án và tổ chức việc thi hành án. Yêu cầu thi hành án thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật Thi hành án dân sự và phải kèm theo tài liệu liên quan, quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án, nếu có.

Trường hợp không còn quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án, người được thi hành án có quyền đề nghị cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án xác nhận về việc đã trả đơn và thụ lý giải quyết việc thi hành án.

6. Trường hợp phạm nhân là người phải thi hành án, thân nhân của họ hoặc người được họ ủy quyền yêu cầu thi hành án tự nguyện nộp tiền, tài sản thi hành án khi đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự không ra quyết định khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án. Trường hợp này, cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định thi hành án tương ứng với khoản tiền, tài sản họ tự nguyện nộp, đồng thời lập biên bản ghi rõ lý do, số tiền, tài sản do phạm nhân là người phải thi hành án, người được ủy quyền hoặc thân nhân của họ nộp và thông báo cho người được thi hành án đến nhận.

Hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà người được thi hành án không đến nhận tiền, tài sản thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục sung quỹ nhà nước, sau khi khấu trừ tiền, tài sản mà họ phải thi hành theo quyết định thi hành án khác, nếu có.

     Trong thời hạn được yêu cầu thi hành án, khi đã có yêu cầu thi hành bản án ly hôn mà bên thu kiện vẫn cố tình không chấp hành thì có thể bị bị xử lý hình sự về tội không chấp hành bản án theo quy định của Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2017 như sau:

"Điều 380. Tội không chấp hành án

1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;

b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

c) Tẩu tán tài sản.

3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

     Như vậy, tùy mức độ vi phạm mà người không chấp hành bản án có thể bị xử lý hình sự theo các mức độ kể trên. Trường hợp không đủ điều kiện để truy tố trách nhiệm hình sự, người vi phạm vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hành chính. Trường hợp hành vi đã đủ điều kiện thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi tội phạm được thực hiện có thẩm quyền xử lý hình sự hành vi không chấp hành bản án này.

     Bài viết tham khảo:

      Để được tư vấn chi tiết về Ly hôn khi không đủ giấy tờ, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.comChúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

                                                                                                                           Chuyên viên: Huyền Trang

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178