• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Kê biên tài sản áp dụng đối với bị can, bị cáo theo Bộ luật hình sự 2015 quy định có thể tịch thu tài sản..

  • Kê biên tài sản theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự
  • Kê biên tài sản
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

    Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về kê biên như: kê biên tài sản là gì; thẩm quyền ra lệnh kê biên tài sản; trình tự, thủ tục thực hiện kê biên tài sản; trường hợp nào thì biện pháp kê biên tài sản được hủy bỏ... Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Kê biên tài sản là gì?

    Kê biên tài sản là một trong số các biện pháp cưỡng chế nhà nước được áp dụng đối với các bị can, bị cáo (hình sự) mà theo quy định của luật có thể bị phạt tiền hoặc đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự. Biện pháp này nhằm ngăn chặn bị can, bị cáo, người phải chịu trách nhiệm dân sự tẩu tán tài sản qua các hình thức như chuyển nhượng, mua bán,... để trốn tránh nghĩa vụ dân sự. Vì vậy, áp dụng biện pháp này góp phần bảo đảm cho việc thi hành án theo quyết định, bản án có hiệu lực của Tòa án diễn ra chính xác, dễ dàng hơn.

    Theo đó, khoản 1 Điều 128 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về căn cứ thực hiện biên pháp cưỡng chế kê biên tài sản đối với cá nhân:

1. Kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại

    Đối với pháp nhân, kê biên tài sản được ra lệnh áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại (theo khoản 1 Điều 437 BLTTHS 2015)

     Từ những quy định trên, có thể nhận thấy kê biên tài sản có những đặc điểm cơ bản sau đây:

  • Kê biên tài sản chỉ được áp dụng đối với tài sản thuộc sở hữu của bị can, bị cáo người có trách nhiệm dân sự
  • Chỉ được áp dụng trong khoảng thời gian nhất định, mang tính chất tạm thời
  • Mục đích của việc kê biên là đảm bảo đối tượng có trách nhiệm dân sự, bị can, bị cáo không tấu tán tài sản để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ của mình.

2. Thẩm quyền ra lệnh kê biên tài sản

     Người có thẩm quyền ra lệnh kê biên tài sản là những người tiến hành tố tụng, được quy định tại khoản 2 Điều 128 BLTTHS 2015. Bao gồm:

  • Thủ trường, Phó Thủ trường Cơ quan điều tra các cấp. Lệnh kê biên được ban hành trong thời điểm này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành
  • Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp
  • Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử; Thẩm phán chủ tọa phiên tòa

3. Trình tự, thủ tục tiến hành kê biên tài sản

    Theo quy định của pháp luật, trình tự, thủ tục kê biên tài sản được tiến hành như sau:

  • Khi tiến hành kí tên cần phải có mặt những người sau: Bị can, bị cáo hoặc người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diện của bị can, bị cáo; Đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên; Người chứng kiến.
  • Người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ họ tên và tình trạng từng tài sản bị kê biên. Biên bản được lập theo quy định tại Điều 178 BLTTHS 2015. Phần tài sản kê biên là phần tương ứng với mức có thể bị phạt tiển, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại. Biên bản được lập phải đọc có những người có mặt nghe và cùng ký tên.
  • Trường hợp những người có mặt có ý kiến, khiếu nại liên quan đến việc kê biên thì phải ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiến hành kê biên
  • Biên bản kê biên sau khi hoàn thành phải được lập thành 04 bản. Trong đó, một bản được giao ngay cho bị can, bị cáo hoặc người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diện của bị can, bị cáo; một bản giao ngay cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên; một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp; một bản đưa vào hồ sơ vụ án.
  • Tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp hoặc người thân thích của họ bảo quản đối với cá nhân và được giao cho người đứng đầu pháp nhân có trách nhiệm bảo quản đối với pháp nhân. Người được giao bảo quản mà có hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Kê biên tài sản

4. Biên bản kê biên tài sản

    Biên bản kê biên tài sản phải được tiến hành lập theo mẫu thống nhất. Theo đó, biên bản cần phải ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ (theo khoản 1 ĐIều 133)

    Điều tra viên, Cán bộ điều tra lập biên bản phải đọc biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Ý kiến bổ sung, nhận xét được ghi vào biên bản; trường hợp không chấp nhận bổ sung thì ghi rõ lý do vào biên bản. Người tham gia tố tụng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra cùng ký tên vào biên bản. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.

  • Trường hợp người tham gia tố tụng không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản.
  • Trường hợp người tham gia tố tụng không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia tố tụng và chữ ký của người chứng kiến.
  • Trường hợp người tham gia tố tụng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia tố tụng khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.

     Trường hợp Kiểm sát viên, Kiểm tra viên lập biên bản thì biên bản được thực hiện theo quy định tại Điều 178. Biên bản phải được chuyển ngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án.

5. Hủy bỏ áp dụng biện pháp kê biên tài sản

     Trong một số trường hợp, biện pháp kê biên tài sản đang áp dụng phải được hủy bỏ. Cụ thể, các trường hợp này được quy định tại khoản 1 Điều 130 BLTTHS 2015 như sau:

a) Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;

b) Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;

c) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội;

d) Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại.

     Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản khi thấy không còn cần thiết.

     Đối với biện pháp kê biên tài sản trong giai đoạn điều tra, truy tố thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải thông báo cho Viện kiểm sát trước khi quyết định.

Bài viết liên quan:

     Để được tư vấn chi tiết về vấn đề kê biên tài sản, khách hàng xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 19006500 để được hỗ trợ.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Hải Đường

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178