• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Khi thực hiện hợp đồng vay tài sản, các bên cần chú ý những vấn đề cơ bản để tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình thực hiện

  • Hợp đồng vay tài sản - Một số lưu ý khi tham gia vào giao dịch vay tài sản
  • Hợp đồng vay tài sản
  • Dịch vụ nổi bật
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, sắp tới tôi đự định sẽ tham gia vào một hợp đồng vay tài sản với đối tác làm ăn của công ty. Đối với loại hợp đồng này, nó được quy định trong Bộ luật dân sự 2015. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế nên tôi cũng chưa thể nắm bắt được hiết cũng như hiểu được hết về nó. Vậy Luật sư có thể tư vấn giúp tôi những nội dung cần lưu ý của loại hợp đồng này được không ạ ?

Tôi xin chân thành cảm ơn ./.

Câu trả lời của luật sư:

       Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về hợp đồng vay tài sản, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về hợp đồng vay tài sản như sau:

Cơ sở pháp lý:

1. Hợp đồng vay tài sản là gì ?

     Giao dịch vay tài sản là một loại giao dịch rất phổ biến trong đời sống xã hội nhất là các giao dịch vay có đối tượng là tiền. Giao dịch vay tài sản hay hợp đồng vay tài sản được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Điều 463 BLDS 2015 định nghĩa về Hợp đồng vay tài sản như sau: 

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

2. Một số lưu ý khi tham gia vào giao dịch vay tài sản 

     Giao dịch vay tài sản là một loại giao dịch chứa đựng nhiều rủi ro nhất định cho các chủ thể tham gia. Vì vậy, khi tham gia vào giao dịch vay tài sản, các bên tham gia giao dịch cần phải lưu ý những nội dung sau:

2.1 Về lãi suất hợp đồng vay

     Lãi là một khoản tiền mà bên vay phải trả cho bên cho vay cùng với tài sản vay được coi như là phần đền bù đối với bên cho vay. Lãi suất thuộc về nội dung của hợp đồng vay nên pháp luật quy định do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên để đấu tranh phòng ngừa hành vi cho vay lãi nặng lãi cao, Bộ luật Dân sự quy định mức lãi suất tính trên số tiền vay tối đa đối với các hợp đồng vay là 20%/ năm. Cụ thể, BLDS 2015 quy định như sau:
Điều 468. Lãi suất 1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. 2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
     Tiền lãi là lượng tài chính tăng thêm ngoài vốn vay mà bên vay phải trả cho bên cho vay. Tiền lãi được tính từ tiền lãi trong hạn bằng cách lấy số tiền gốc vay nhân với phần trăm lãi suất và nhân với thời hạn vay.      Ngoài ra, tiền lãi có thể còn bao gồm tiền lãi quá hạn được tính bằng cách lấy số tiền gốc dư nợ cuối nhân với thời gian quá hạn và nhân với lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
     Như vậy, theo quy định trên có nghĩa là nếu bạn cho vay 100 triệu trong vòng 01 năm thì tiền lãi tối đa bạn thu được cao nhất là 20 triệu, không thể cao hơn được. Nếu hợp đồng vay quy định mức lãi suất cao hơn 20%/năm thì phần cao hơn đó vô hiệu, nghĩa là nếu các bên cho nhau vay với lãi suất là 30%, 40%/năm hay cao hơn nữa thì cuối cùng vẫn chỉ được tính lãi 20%/ năm mà thôi.
     Hành vi cho vay nặng lãi có thể bị xử lý về hành chính và hình sự theo mức độ. Về xử phạt vi phạm hành chính, theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi cho vay tiền có cầm cố nhưng lãi suất vượt quá 1.5 lần mức lãi suất quy định tại thời điểm cho vay thì bị phạt tiền từ 05 đến 15 triệu đồng đối với cá nhân là 10 đến 30 triệu đồng đối với tổ chức. Hành vi cho vay nặng lãi còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, căn cứ Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, hành vi cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên đối với mức lãi suất tối đa quy định và thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích được coi là tội phạm. Hình phạt cao nhất cho hành vi này là 03 năm tù. Nói chung là mức xử phạt còn khá nhẹ và điều đó phần nào dẫn đến tình trạng cho vay nặng lãi hay “tín dụng đen” trở nên nhức nhối. Đặc biệt là tình trạng cho vay nợ cờ bạc, lô đề với lãi suất rất cao, tính theo ngày có thể lên đến 5 – 7%/ngày. Hiện nay còn xuất hiện nhiều hình thức cho vay trực tuyến qua các ứng dụng hoặc qua mạng xã hội mà người vay không thể lường trước được việc “lãi mẹ đẻ lãi con” và số tiền lãi phải thanh toán qua một thời gian ngắn đã vượt quá số tiền gốc.

2.2 Hợp đồng vay tài sản có kỳ hạn và không có kỳ hạn

     Hợp đồng vay có kỳ hạn là hợp đồng vay mà các bên có thỏa thuận về thời điểm trả nợ hay thời hạn vay. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có thể trả lại nợ gốc trước kỳ hạn nhưng phải trả lãi theo toàn bộ thời hạn vay trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Nếu vay có kỳ hạn và không có lãi thì đến thời hạn bên vay mới phải trả nợ gốc.

     Điều 470 BLDS 2015 quy định về hợp đồng có kỳ hạn như sau:

Điều 470. Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn 1. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý. 2. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
     Hợp đồng vay không có kỳ hạn là hợp đồng mà các bên không thỏa thuận về thời hạn vay. Trong hợp đồng vay không kỳ hạn thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và bên cho vay cũng có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên kia một khoảng thời gian hợp lý. Nếu hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên vay phải trả lãi đến thời điểm trả lại nợ gốc.
Điều 469 BLDS 2015 quy định về hợp đồng không có kỳ hạn như sau:
Điều 469. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn 1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.

2.3 Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vay

     Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là các biện pháp mang tính dự phòng cho bên cho vay để nếu bên vay không trả lại tài sản hoặc trả không đầy đủ cả về nợ gốc và lãi (nếu có) thì các biện pháp này sẽ đảm bảo quyền lợi cho bên cho vay, để bên vay không bị thiệt hại về tài sản. Bộ luật Dân sự quy định 09 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại Điều 292 như sau:
Điều 292. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: 1. Cầm cố tài sản. 2. Thế chấp tài sản. 3. Đặt cọc. 4. Ký cược. 5. Ký quỹ. 6. Bảo lưu quyền sở hữu. 7. Bảo lãnh. 8. Tín chấp. 9. Cầm giữ tài sản.
     Những biện pháp thường được các bên áp dụng và với nội dung của nó có thể áp dụng cho hợp đồng vay là thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lãnh. Đối với hai biện pháp là thế chấp và cầm cố tài sản thì bên vay phải lấy một tài sản thuộc sở hữu của mình để làm tin cho bên vay, nếu bên cho vay không trả được tiền thì bên cho vay có quyền thực hiện xử lý tài sản đó để bù đắp vào phần nghĩa vụ trả nợ chưa hoàn thành của bên vay. Biện pháp xử lý có thể là bán đấu giá, tự bán hoặc lấy chính tài sản bảo đảm để bù đắp nghĩa vụ còn thiếu. Còn bảo lãnh là việc một người thứ ba cam kết với bên cho vay là nếu bên vay không trả được hết nợ thì người đó sẽ thực hiện nghĩa vụ mà bên vay chưa hoàn thành thay cho bên vay.

2.4 Trường hợp bên vay không chịu trả lại tài sản vay

Thứ nhất, về nghĩa vụ trả lại tài sản,

BLDS 2015 quy định tại Điều 466 như sau:
Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay 1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý. 3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này; b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, trả lại tài sản vay là một trong những nghĩa vụ mà bên vay phải thực hiện. Thứ hai, trách nhiệm của bên vay nếu không trả lại tài sản.
     Trường hợp bên vay có điều kiện mà đến hạn không trả lại tài sản vay, có ý trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hoặc sử dụng tài sản vay vào mục đích trái pháp luật dẫn đến không có điều kiện trả mà tài sản phải trả từ 4 triệu đồng trở lên hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị kết tội về hành vi chiếm đoạt tài sản mà chưa được xóa án tích hoặc tài sản chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người cho vay và gia đình họ thì bên vay đã phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015. Mức phạt cao nhất lên đến 20 năm tù.
     Hợp đồng vay tài sản có tác dụng giúp cho bên vay giải quyết những khó khăn kinh tế trước mắc, giúp các doanh nghiệp khắc phục khó khăn khi thiếu vốn để sản xuất và lưu thông hàng hóa, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người, nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp. Hợp đồng vay tài sản trong nhân dân thường mang tính chất tương trợ giúp đỡ lẫn nhau để giải quyết những khó khăn tạm thời trong cuộc sống, sản xuất, kinh doanh. Những rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng vay tài sản là không thể tránh khỏi, và những tranh chấp hoàn toàn có thể xảy ra. Trên đây là một số lưu ý bạn cần phải nắm bắt để hạn chế thấp nhất những thiệt hại không đáng có.

 

3. Tình huống tham khảo

     Thưa Luật sư, ba em có vay một khoản tiền của ông D để vay lại tiền trong ngân hàng để kinh doanh và chi tiêu cho cuộc sống gia đình, số tiền vay của ông D là khoảng 500tr nhưng sau khi vay lại tiền của ngân hàng xong trên đường về lại làm mất số tiền phải trả cho ông D, xong ba em quyết định bán gần 20 công đất để trả cho ông D, ngân hàng và những chủ nợ khác đã nợ từ trước đó, nhưng tiền bán đất lại không đủ. Tiền nợ ngân hàng là là 1 tỉ 100tr, ông D là 500tr như đã nói ở trên, các chủ nợ khác là khoản hơn 500tr, trong khi sô tiền bán đất lại chỉ khoảng 1 tỉ 800tr, các chủ nợ thấy vậy liền hù dọa làm đơn kiện ba em ra toà trong khi ba em đã hứa là sẽ làm và hàng tháng gửi tiền trả, thậm chí có người cầm dao hăm dọa gia đình em, khiến cho ông nội em luôn trong trạng thái lo lắng sợ hãi có thể gây trầm cảm, vậy trong trường hợp này nếu ba em bị kiện tụng thì có bị xử hình sự không ạ ? Phải giải quyết thế nào ?
 
Trả lời:

     Theo thông tin của bạn, bố bạn đã vay tiền của người khác để đầu tư kinh doanh nhưng do làm ăn thua lỗ nên không còn khả năng thanh toán nợ chứ không phải ngay từ đầu đã cố tình sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác. Do đó bố bạn sẽ không bi truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu bố bạn vay mượn tài sản của người khác bằng hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt hoặc đến thời hạn trả mặc dù có điều kiện trả lại tài sản nhưng cố tình không trả, cố tình lẩn trốn trốn tránh trách nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp này bố bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật hình sự 2015.

     Bố bạn là người trực tiếp vay thì phải có nghĩa vụ trả nợ cho những người cho vay. Theo đó, khi bố bạn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì các chủ nợ có thể khởi kiện ra Tòa thì Tòa án sẽ ra quyết định và yêu cầu bố phải trả nợ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, bố bạn phải thực hiện nghĩa vụ theo quyết định của bản án, hết thời hạn này mà không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thì cơ quan thi hành án ra quyết định kê biên các tài sản đứng tên bố bạn, các tài sản mà bố bạn có phần sở hữu và tiến hành xử lý tài sản đó trả nợ cho những người cho vay. Như vậy, căn cứ quy định nêu trên và đối chiếu với trường hợp của bạn, nếu bên cho vay có thiện chí thì gia đình bạn có thể thương lượng với họ để tạo điều kiện về mặt thời gian để bên vay trả nợ hoặc hai bên có thể thỏa thuận lại với nhau về thời hạn trả tiền.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về hợp đồng vay tài sản:

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm câu hỏi về hợp đồng vay tài sản như: hình thức hợp đồng vay có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Hợp đồng vay có bắt buộc phải thỏa thuận về lãi suất không? Vay tiền lãi suất bao nhiêu thì phạm tội cho vay nặng lãi... Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về các vấn đề liên quan đến hợp đồng vay tài sản. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến việc thực hiện hợp đồng vay tài sản như: soạn thảo hợp đồng vay; tham gia giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tài sản...

hồ sơ, xem xét tính hợp pháp, chuẩn bị giấy tờ, và đặc biệt là tư vấn, xử lý triệt để các vấn đề, tranh chấp phát sinh có liên quan đến hợp đồng vay tài sản.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Lan Anh

 
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178