• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

hợp đồng lao động khi thuê người làm giám đốc phải bao gồm những nội dung sau: Tên, địa chỉ của doanh nghiệp 100% vốn của Nhà nước [...]

  • Hợp đồng lao động khi thuê người làm giám đốc có những nội dung gì?
  • Hợp đồng lao động khi thuê người làm giám đốc
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Hợp đồng lao động khi thuê người làm giám đốc

Kiến thức của bạn:

  • Hợp đồng lao động khi thuê người làm giám đốc có những nội dung gì?

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về hợp đồng lao động khi thuê người làm giám đốc

     Điều 6 Nghị định 44/2013/NĐ-CP hướng dẫn bộ luật lao động về hợp đồng lao động quy định về hợp đồng lao động khi thuê người làm giám đốc phải bao gồm những nội dung sau:

     Thứ nhất: Tên, địa chỉ của doanh nghiệp 100% vốn của Nhà nước; họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; số chứng minh nhân dân của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.

      Thứ hai: Họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; địa chỉ nơi cư trú; số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật của người được thuê làm giám đốc.

      Thứ ba: Thời hạn của hợp đồng lao động do hai bên xác định trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

     Thời hạn người sử dụng lao động và người được thuê làm giám đốc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 45 ngày trước khi hết hạn hợp đồng lao động. Đối với trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động thì thời hạn hợp đồng lao động do hai bên thỏa thuận nhưng tối đa không quá 12 tháng.

     Thứ tư: Công việc được làm, không được làm và trách nhiệm thực hiện công việc của người được thuê làm giám đốc theo quy định của pháp luật.

     Thứ năm: Địa điểm làm việc của người được thuê làm giám đốc.

     Thứ sáu: Nội dung, thời hạn, trách nhiệm bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người được thuê làm giám đốc và xử lý các trường hợp vi phạm. [caption id="attachment_88078" align="aligncenter" width="450"]Hợp đồng lao động khi thuê người làm giám đốc Hợp đồng lao động khi thuê người làm giám đốc[/caption]

      Thứ bảy: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, bao gồm:

  • Bảo đảm về vốn, tài sản và các nguồn lực khác để người được thuê làm giám đốc thực hiện công việc;
  • Cung cấp thông tin để người được thuê làm giám đốc thực hiện công việc;
  • Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của người được thuê làm giám đốc;
  • Ban hành quy chế làm việc của giám đốc;
  • Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;
  • Các quyền và nghĩa vụ khác do hai bên thỏa thuận.

     Thứ tám: Quyền và nghĩa vụ của người được thuê làm giám đốc, bao gồm:

  • Thực hiện các công việc đã giao kết;
  • Báo cáo những khó khăn trong quá trình thực hiện công việc đã giao kết và đề xuất các giải pháp khắc phục;
  • Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng về vốn, tài sản, lao động và các nguồn lực khác;
  • Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;
  • Các quyền và nghĩa vụ khác do hai bên thỏa thuận.

     Thứ chín: Quyền lợi của người được thuê làm giám đốc, bao gồm:

  • Tiền lương theo năm, tạm ứng và thanh toán tiền lương, chế độ nâng lương;
  • Tiền thưởng, tạm ứng và trả thưởng;
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  • Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
  • Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng để thực hiện công việc đã giao kết;
  • Trang thiết bị làm việc, phương tiện đi lại, thông tin liên lạc và các khoản bổ sung khác;
  • Các quyền lợi khác do hai bên thỏa thuận.

     Thứ mười: Điều kiện, quy trình, thủ tục sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

     Thứ mười một: Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động và người được thuê làm giám đốc khi chấm dứt hợp đồng lao động.

      Thứ mười hai: Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, giải quyết tranh chấp lao động và khiếu nại.

      Thứ mười ba: Các thỏa thuận khác.

     Bài viết tham khảo:

      Để được tư vấn về hợp đồng lao động khi thuê người làm giám đốc quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.     Luật Toàn quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178