• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hợp đồng đặt cọc ghi sai số tiền có bị vô hiệu không? Liên hệ Luật Toàn Quốc khi số tiền trong hợp đặt cọc không đúng thỏa thuận thực tế.

  • Hợp đồng đặt cọc ghi sai số tiền có bị vô hiệu không
  • Hợp đồng đặt cọc ghi sai số tiền có bị vô hiệu không
  • Dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC GHI SAI SỐ TIỀN CÓ BỊ VÔ HIỆU KHÔNG

     Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về hợp đồng đặt cọc: hợp đồng đặt cọc có phải công chứng không, số tiền đặt cọc là bao nhiêu, hợp đồng đặt cọc ghi sai số tiền có hiệu lực không, hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu trong trường hợp nào... và một số vấn đề khác. Sau đây Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề này.

1. Hợp đồng đặt cọc là gì?

     Hợp đồng đặt cọc là sự thỏa thuận của các bên trong đó một bên (bên đặt cọc) giao cho bên kia (là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí, đá quý hoặc vật có giá trị trong một thời hạn để bảo đảm việc giao kết hợp đồng hoặc thực hiện hợp đồng.

     Hợp đồng đặt cọc được lập ra với mục đích:

  • Để đảm bảo giao kết một hợp đồng dân sự khác
  • Để thực hiện một hợp đồng dân sự đã giao kết đúng với thỏa thuận.

     Theo quy định của Bộ luật dân sự, hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải lập thành văn bản, tuy nhiên để hạn chế xảy ra tranh chấp hoặc khi xảy ra tranh chấp có căn cứ để giải quyết thì các bên nên lập hợp đồng đặt cọc bằng văn bản và có công chứng, chứng thực nếu đủ điều kiện.

Hợp đồng đặt cọc ghi sai số tiền có bị vô hiệu không

2. Hợp đồng đặt cọc ghi sai số tiền có bị vô hiệu không?

     Theo quy định Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 408 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định Hợp đồng đặt cọc có thể bị vô hiệu trong các trường hợp sau:

Điều 407. Hợp đồng vô hiệu

1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.

...

Điều 408. Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được

1. Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu.

2. Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.

3. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực.

     Như vậy, hợp đồng đặt cọc sẽ bị vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

    Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu do bị nhầm lẫn 

     Mặt khác, theo khoản 2 Điều 126 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

      Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được.

     Do đó, việc ghi sai số tiền trong hợp đồng đặt cọc, hợp đồng đặt cọc sẽ không bị vô hiệu khi mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục, chỉnh sửa ngay được lại đúng số tiền hai bên thỏa thuận thực tế vào hợp đồng đặt cọc.

     Trường hợp việc ghi sai số tiền trong hợp đồng đặt cọc, hợp đồng đặt cọc sẽ bị vô hiệu khi mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên không đạt được hoặc các bên không thể khắc phục, sửa lại số tiền theo đúng thỏa thuận của hai bên dẫn tới mục đích xác lập giao dịch dân sự không đạt được.

Hợp đồng đặt cọc ghi sai số tiền có bị vô hiệu không theo quy định pháp luật hiện nay

3. Khi nào thì một hợp đồng đặt cọc được xem là có hiệu lực?

    Theo khoản 1 Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.

     Mặt khác theo Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Giao dịch dân sự vô hiệu Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

     Theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. 2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

     Theo đó, hợp đồng đặt cọc được xem là có hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện sau:

  •  Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  •  Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  •  Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

4. Hỏi đáp về hợp đồng đặt cọc ghi sai số tiền có bị vô hiệu không:

Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi: Hợp đồng đặt cọc viết tay có giá trị không? Tôi cảm ơn!

     Theo Điều 119 tại Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định: Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

     Mặt khác, tại các quy định về đặt cọc cũng không yêu cầu cụ thể việc đặt cọc có cần lập thành văn bản hay không; cũng không bắt buộc công chứng, chứng thực.
    Do đó, có thể hiểu rằng chỉ cần đảm bảo đúng mục đích, còn việc thể hiện ở dạng nào là tùy thuộc vào lựa chọn các bên, miễn sao không trái với tinh thần chung của pháp luật. Chính vì vậy, hợp đồng đặt cọc viết tay hay giấy đặt cọc viết tay đều có giá trị về mặt pháp lý.

Câu hỏi 2: Luật sư cho tôi hỏi: mức phạt cọc được quy định thế nào? Tôi cảm ơn!

     Theo nguyên tắc của pháp luật dân sự thì các bên được phép thỏa thuận về mức phạt khi không thực hiện đúng thỏa thuận, Hợp đồng. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận rõ điều này, khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định mức phạt cọc như sau:

     Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.

     Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Liên hệ Luật sư tư vấn về: Hợp đồng đặt cọc ghi sai số tiền có bị vô hiệu không

Nếu bạn đang gặp vướng mắc về Hợp đồng đặt cọc ghi sai số tiền có bị vô hiệu không mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về Hợp đồng đặt cọc ghi sai số tiền có bị vô hiệu không. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

  • Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500 
  • Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
  • Tư vấn qua Email:Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]

Bài viết tham khảo khác:

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Nguyễn Huệ

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178