• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Để chấm dứt hôn nhân khi bị lừa dối kết hôn phải tiến hành yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật, xử phạt hành vi lừa dối ....

  • Giải quyết chấm dứt hôn nhân khi bị lừa dối kết hôn
  • Chấm dứt hôn nhân khi bị lừa dối kết hôn
  • Hỏi đáp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CHẤM DỨT HÔN NHÂN KHI BỊ LỪA DỐI KẾT HÔN

Câu hỏi của bạn về chấm dứt hôn nhân khi bị lừa dối kết hôn:

     Xin chào luật sư

     Mong luật sư dành ít thời gian để tư vấn giúp tôi một việc như sau:

     Tôi và chồng tôi kết hôn 9/2016, anh xin giấy chứng nhận độc thân ở quê ở tỉnh X, sau đó về đăng ký kết hôn với tôi ở nơi tôi thường trú. Hiện tại tôi với anh có 2 con, 32 tháng và 2 tháng tuổi. Mới đây tôi phát hiện ra là anh đã đăng ký kết hôn với một người khác năm 2000 và có với nhau 3 con chung, hiện vẫn chưa ly dị. Nay tôi muốn ly dị và giành quyền nuôi con nên tôi muốn tư vấn như sau:

     Trường hợp 1: Nếu tôi ly dị theo thủ tục thông thường và giành quyền nuôi con thì anh ta trợ cấp cho 2 con tôi khoản bao nhiêu? Anh ta hứa chia đất cho con thì thủ tục sang tên như thế nào để tôi làm người giám hộ cho con?

     Trường hợp 2: Tôi yêu cầu hủy hôn và kiện anh ta tội lừa dối kết hôn trái pháp luật thì anh ta bị xử phạt như thế nào và có phải chu cấp cho con tôi không?

     Xin cảm ơn luật sư!

Câu trả lời của Luật sư về chấm dứt hôn nhân khi bị lừa dối kết hôn:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chấm dứt hôn nhân khi bị lừa dối kết hôn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về chấm dứt hôn nhân khi bị lừa dối kết hôn như sau:

1. Căn cứ pháp lý về chấm dứt hôn nhân khi bị lừa dối kết hôn:

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Thông tư liên tịch số 01/2016 /TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của luật Hôn nhân và gia đình
  • Bộ luật Hình sự năm 2015
  • Nghị định 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

2. Nội dung chấm dứt hôn nhân khi bị lừa dối kết hôn

     Theo yêu cầu tư vấn của bạn, bạn cần chúng tôi hỗ trợ về vấn đề chấm dứt hôn nhân khi bị lừa dối kết hôn. Đối với câu hỏi trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

     Đầu tiền phải xác định thế nào là lừa dối kết hôn. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì: “Lừa dối kết hôn” quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn. 

     Như vậy, với thông tin mà bạn cung cấp chúng tôi đang hiểu rằng hành vi của người kết hôn với bạn là hành vi lừa dối kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, và yêu cầu của bạn chúng tôi xin được tư vấn cụ thể như sau:  [caption id="attachment_183571" align="aligncenter" width="334"] Chấm dứt hôn nhân khi bị lừa dối kết hôn[/caption]

2.1. Giải quyết trường hợp 1

     Thứ nhất, về việc chấm dứt hôn nhân: Do người đang chung sống với bạn tại thời điểm hiện tại (sau đây gọi là chồng bạn) đã có hành vi cố ý che giấu việc mình đã kết hôn khi kết hôn với bạn, phù hợp với hành vi lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật. Nên bạn không thể tiến hành thủ tục ly hôn theo trường hợp thông thường mà phải tiến hành yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật.

     Thứ hai, về giành quyền nuôi con và trợ cấp nuôi con. Theo quy định tại khoản 2, điều 12 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn như sau: 

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

     Như vậy, bạn có thế giành được toàn quyền nuôi con do hai bé mới 34 và 2 tháng tuổi, trừ trường hợp bạn không có đủ điều kiện thực hiện quyền của mình. Đồng thời có quyền yêu cầu người chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng là bao nhiêu mà cho phép các bên thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng và đương nhiên những chi phí này là chi phí hợp lý; Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

     Thứ ba, về thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất. Trường hợp chồng bạn muốn tặng quyền sử dụng đất là tài sản riêng của chồng bạn cho con thì lập hợp đồng tặng cho có công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bạn là mẹ của bé và có tư cách là người đại diện theo pháp luật, bạn kí tên xác nhận việc nhận tài sản tặng cho con bạn. Nếu trường hợp tài sản mang tặng là tài sản chung của hai người thì bạn phải lập văn bản ủy quyền cho chồng định đoạt tài sản đó. Sau khi hợp đồng đã được công chứng hoặc chứng thực bạn nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai cấp quận, huyện nơi có bất động sản để sang tên quyền sử dụng đất cho con bạn. Trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ có tên của người đại diện và sẽ ghi rõ là đại diện cho người chưa thành niên.

 2.2. Giải quyết trường hợp 2

    a, Như đã phân tích ở trên, trường hợp của bạn không thể tiến hành ly hôn mà phải yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật theo thủ tục: 
     Hồ sơ yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật cần có các giấy tờ sau:
  • Đơn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
  • Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn
  • Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của hai vợ chồng;
  • Các tài liệu, chứng cứ, chứng minh việc vi phạm điều kiện kết hôn để tiến hành hủy kết hôn trái pháp luật.
     Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 29, khoản 2 điều 35 và điểm g khoản 2 điều 39 BLTTDS 2015 tòa án nhân dân cấp huyện nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật.

     Tòa án thụ lý và giải quyết yêu cầu

    Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ giấy tờ hợp lệ, tòa án sẽ thông báo về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự. Người yêu cầu giải quyết việc dân sự nộp lại cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự và  Tòa án thụ lý giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật.

     Lệ phí hủy kết hôn trái pháp luật

    Theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH thì lệ phí giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật là 300.000 đồng.

     Sau khi yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật được giải quyết, chồng bạn vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con như đã được phân tích tại mục 2.1

     b, Đối với hành vi người đang có vợ/chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ/chồng với người khác

     Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây: Khởi kiện hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về chấm dứt hôn nhân khi bị lừa dối kết hôn quý khách vui lòng liên hệ tới  Tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về  Email:lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc  xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Tú Anh  

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178