• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Giả mạo nhân viên nhà mạng gọi điện lừa đảo. Hãy liên hệ ngay Luật Toàn Quốc nếu bạn gặp phải trường hợp này

  • Giả mạo nhân viên nhà mạng gọi điện lừa đảo
  • Giả mạo nhân viên nhà mạng gọi điện lừa đảo
  • Dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

       Hiện tượng giả mạo nhân viên nhà mạng gọi điện nhắc nợ cước điện thoại để lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của khách hàng gần đây lại bùng phát trở lại.

1. Giả mạo nhân viên nhà mạng gọi điện lừa đảo được hiểu như thế nào?

     Giả mạo nhân viên nhà mạng gọi điện lừa đảo là hành vi dùng thủ đoạn gian dối với mục đích khiến người khác tưởng là thật như sim điện thoại cần nâng cấp lên 4G, 5G nếu không sim sẽ bị khóa,..mà đưa tiền hoặc tài sản mình rồi chiếm đoạt tài sản.

Giả mạo nhân viên nhà mạng gọi điện lừa đảo

2. Dấu hiệu nhận biết giả mạo nhân viên nhà mạng

     Thứ nhất, mạo danh là nhân viên nhà mạng như mạng Viettel, Vinaphone, Mobiphone, ...để hỗ trợ giải quyết các sự cố cho khách hàng hoặc hướng dẫn bị hại cách nâng cấp sim 4G - 5G, đóng cước phí thuê bao điện thoại, thông báo nợ cước,... Khi lấy được lòng tin của bị hại và bị hại làm theo hướng dẫn của đối tượng, chúng sẽ yêu cầu bị hại cung cấp dãy số OTP được gửi đến điện thoại của bị hại, cung cấp tài khoản ngân hàng từ đó chiếm đoạt tài sản. Thời gian gần đây, nhiều người đã sập bẫy của các đối tượng đa phần thường là những người ít cập nhật thông tin xã hội, báo chí.

    Thứ hai, các đối tượng giả làm nhân viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng để hỗ trợ giải quyết sự cố. Sau đó, yêu cầu khách hàng nhắn tin theo cú pháp **21*#.

    Bản chất, cú pháp **21*# là cú pháp chuyển hướng cuộc gọi (Call Forward) - dịch vụ của các nhà mạng như Mobifone, Vinaphone, Vietnamobile cho phép thuê bao di động chuyển hướng cuộc gọi đến một số điện thoại nội mạng hoặc ngoại mạng.

     Sau đó, các đối tượng sẽ thao tác đăng nhập ứng dụng ví Momo của nạn nhân từ xa. Tổng đài Momo sẽ gọi để cung cấp mã OTP, tuy nhiên cuộc gọi này chuyển hướng đến số điện thoại của đối tượng. Từ đó, kẻ xấu chiếm đoạt tiền trong ví, tài khoản ngân hàng liên kết với ví.

     Kẻ xấu cũng có thể yêu cầu khách hàng nhắn tin theo cú pháp DS gửi 901. Đây là cú pháp đổi sim điện thoại qua phôi sim trắng theo phương thức nhắn tin (SMS). Sau đó, kẻ xấu sẽ nhắn tin lừa đảo rằng giúp người dùng nâng cấp sim điện thoại thành SIM 4G, 5G. Các đối tượng này yêu cầu người dùng nhắn tin theo cú pháp trên.

    Khi thao tác thành công, người dùng sẽ mất quyền kiểm soát sim vì sim của đối tượng lừa đảo trở thành sim "chính chủ" và truy cập vào ứng dụng ví điện tử, ứng dụng thanh toán online để chiếm đoạt tiền.

    Thứ ba, giả danh các nhà mạng gọi điện thông báo số thuê bao điện thoại của bạn đã trúng thưởng tài sản có giá trị lớn, để nhận được tài sản đó phải mất phí, nếu đồng ý thì mua thẻ cào nạp vào số tài khoản mà các đối tượng lừa đảo cung cấp. Lợi dụng lòng tin của người dân, khi người dân đóng tiền vào để nhận thưởng thì các đối tượng chặn liên lạc lại và chiếm đoạt số tiền đó.

3. Các biện pháp tránh trường hợp bị lừa đảo qua mạng

     Cơ quan Công an khuyến cáo, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ các cơ quan nhà nước yêu cầu nhận tiền, quà bưu phẩm có giá trị lớn hoặc đóng các khoản phí, trả các khoản nợ không xác định.

     Đồng thời, tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân... cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch. Khi gặp những tin nhắn thông qua các trang mạng xã hội để vay tiền, nhờ mua thẻ điện thoại, yêu cầu chuyển tiền để xác minh tài khoản; nhờ tài khoản ngân hàng để nhận tiền từ nước ngoài... thì cần đặc biệt cảnh giác, tuyệt đối không làm theo; nhanh chóng liên hệ hoặc gọi điện thoại nói chuyện trực tiếp với người đó để kiểm tra thông tin.

     Bên cạnh đó, người dân cần thường xuyên thay đổi mật khẩu hoặc tăng tính năng bảo mật quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội; không chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân trên các trang mạng xã hội. Không chia sẻ số tài khoản ngân hàng trên mạng xã hội; nếu cần có tài khoản ngân hàng công khai để giao dịch mua bán trên không gian mạng, thì tiền trong số tài khoản công khai cần giữ ở mức thấp nhất để tránh bị kẻ gian chiếm đoạt.

     Khi nhận các cuộc điện thoại có dấu hiệu nêu trên, người dân cần bình tĩnh, không lo sợ, nhanh chóng liên hệ với người thân, bạn bè để được tư vấn. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho Cơ quan Công an nơi gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.

4. Hành vi giả mạo nhân viên nhà mạng nhằm chiếm đoạt tài sản bị xử phạt hành chính như thế nào?

    Tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi giả mạo nhân viên nhà mạng nhằm chiếm đoạt tài sản cụ thể như sau:      Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác      1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản; b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản; .........      2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này; b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản; ..........

     Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền như sau:      Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính ... 2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. ...

     Như vậy, đối với hành vi giả mạo nhân viên nhà mạng nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị xử phạt hành chính lên tới 5.000.000 đồng đối với cá nhân và có thể lên tới 10.000.000 đồng đối với tổ chức.

Giả mạo nhân viên nhà mạng gọi điện lừa đảo hiện nay

5. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi giả mạo nhân viên nhà mạng nhằm chiếm đoạt tài sản?

     Tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về các mức hình phạt cụ thể như sau:

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

 Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

 Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

 Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ

...........

     Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Hỏi đáp về giả mạo nhân viên nhà mạng gọi điện lừa đảo:

Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi: Đường dây nóng tố cáo đối tượng giả mạo nhân viên nhà mạng gọi điện lừa đảo? Tôi cảm ơn!

     Theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

    Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

    Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Ngoài việc trình báo trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền, người bị hại còn có thể thông tin, trình báo lừa đảo qua đường dây nóng của cơ quan Công an:

    Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053 – Cục Cảnh sát hình sự;

    Địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.

    Đối với người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508 để thông tin, trình báo về chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng.

Câu hỏi 2: Luật sư cho tôi hỏi: Tôi bị nhân viên nhà mạng gọi điện là yêu cầu chuyển 3 triệu đồng cho họ để sim điện thoại tôi không bị khóa và tôi đã chuyển tiền cho họ. Vậy có cách nào tôi lấy lại 3 triệu? Tôi cảm ơn!

    Để lấy lại tiền thì bạn phải làm đơn trình báo về hành vi giả mạo nhân viên nhà mạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản ra cơ quan công an cấp phường/ xã nơi bạn đang ở. Khi đi bạn mang theo CCCD, tài liệu sao kê chuyển khoản 3 triệu cho bên lừa đảo.

Dịch vụ về giả mạo nhân viên nhà mạng gọi điện lừa đảo:

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về giả mạo nhân viên nhà mạng gọi điện lừa đảo và các vấn đề khác có liên quan. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi câu hỏi về giả mạo nhân viên nhà mạng gọi điện lừa đảo tới địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Nguyễn Huệ

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178