Đối tượng và phạm vi áp dụng thỏa ước lao động tập thể
18:11 18/06/2019
Áp dụng thỏa ước lao động tập thể: Đối tượng và phạm vi áp dụng thoả ước lao động tập thể theo Điều 2, 3, 4 và 44 của Bộ Luật Lao động...
- Đối tượng và phạm vi áp dụng thỏa ước lao động tập thể
- thỏa ước lao động tập thể
- Hỏi đáp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ Kiến thức của bạn:
Đối tượng và phạm vi áp dụng thỏa ước lao động tập thể ? Câu trả lời: Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động năm 2012.
- Nghị định 196/CP hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thỏa ước và lao động tập thể.
"Điều 73. Thỏa ước lao động tập thể
1. Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể. Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định.
2. Nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật."
Theo quy định tại điều 1, nghị định 196/CP hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thỏa ước và lao động tập thể.
Điều 1.
"1- Đối tượng và phạm vi áp dụng thỏa ước lao động tập thể theo Điều 2, 3, 4 và 44 của Bộ Luật Lao động được quy định như sau:
Các doanh nghiệp Nhà nước;
Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, các tổ chức, cá nhân có thuê mướn sử dụng từ 10 lao động trở lên;
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các doanh nghiệp thuộc khu chế xuất, khu công nghiệp;
Các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam có thuê mướn từ 10 lao động là người Việt Nam trở lên, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác;
Các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ có hạch toán độc lập của các đơn vị hành chính, sự nghiệp được áp dụng một số điểm quy định tại Điều 2 của Nghị định này để thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể.
2. Đối tượng và phạm vi không áp dụng thỏa ước lao động tập thể:
Công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp Nhà nước;
Những người làm việc trong các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội;
Những người làm việc trong các doanh nghiệp đặc thù của Lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân."
Trên đây là đối tượng áp dụng và không áp dụng thỏa ước lao động tập thể.
Để được tư vấn chi tiết về thỏa ước lao động tập thể, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Liên kết tham khảo:
- Văn phòng luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900 6178;
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;