• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Đến dịp lễ tết nhiều cá nhân, tổ chức đánh vào nhu cầu của người dân về tiền mừng tuổi, lễ chùa để thực hiện hành vi đổi tiền ăn chênh lệch...

  • Đổi tiền ăn chênh lệch có vi phạm pháp luật không?
  • đổi tiền ăn chênh lệch
  • Pháp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ĐỔI TIỀN NGÀY TẾT ĂN CHÊNH LỆCH CÓ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÔNG?

Câu hỏi của bạn:

       Chào Luật sư, tôi có người quen làm trong ngân hàng, mỗi năm dịp Tết tôi có nhờ người quen đổi lấy tiền mới trong ngân hàng giúp. Số tiền này tôi vừa để mừng tuổi trẻ nhỏ vừa để đổi tiền cho người khác với chênh lệch tầm 5% đến 15%. Có người bảo hành vi đổi tiền ăn chênh lệch vi phạm quy định pháp luật. Luật sư cho tôi hỏi, hành vi đổi tiền ăn chênh lệch có vi phạm pháp luật không?.

Tôi xin cảm ơn.

Câu trả lời của Luật sư:

      Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi về đổi tiền ăn chênh lệch có vi phạm pháp luật không? Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Thế nào là đổi tiền ăn chênh lệch?

      Vào dịp lễ tết, nhất là tết Nguyên đán xuất hiện nhiều trường hợp công khai đổi tiền lẻ để ăn chênh lệch từ 2% cho đến 15%. Hiện tượng này xuất hiện nhiều trên các trang mạng xã hội nhằm đánh vào nhu cầu sử dụng tiền lẻ mới của người dân, lợi dụng nhu cầu tiền lẻ để lì xì, đi lễ chùa đầu năm, các dịch vụ đổi tiền lẻ rầm rộ trên mạng xã hội.

       Theo một số trang nhóm trên Facebook nhiều cá nhân đăng tải đỏi tiền mới với mức chênh lệch như sau: Tiền 100.000 phí đổi 2%, tiền 50 nghìn phí đổi 6%, tiền 1000 phí đổi 16%... Hành vi đổi tiền có thu phí như một loại hình kinh doanh trên tiền chênh lệch. 

       Hiện nay, cứ mỗi khi đến dịp lễ tết, thị trường đổi tiền lẻ càng trở nên sôi động. Nhất là trong bối cảnh các ngân hàng đều siết việc sản xuất thêm tiền lẻ. Tuy nhiên, việc đổi tiền lẻ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với cả người mua và người bán.

       Như vậy, có thể hiểu đổi tiền ăn chênh lệch là hành vi các cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi đổi tiền lẻ, tiền mới có thu phí, đổi tiền không đúng mệnh giá. Vậy với hành vi đổi tiền ăn chênh lệch có vi phạm quy định pháp luật không?

2. Đổi tiền ăn chênh lệch có vi phạm pháp luật không?

       Hành vi đổi tiền lẻ, tiền mới mà ăn chênh lệch tức hành vi thu phí của tổ chức hay cá nhân đổi tiền là hành vi vi phạm quy định pháp luật về tiền tệ. Theo đó hành vi đổi tiền mà ăn chênh lệch sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 88/2019/NĐ-CP như  sau:

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đổi tiền ăn chênh lệch

Điều 30. Vi phạm quy định về quản lý tiền tệ và kho quỹ
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết công khai tại nơi giao dịch quy định thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của Ngân hàng Nhà nước;
b) Đối tượng được cấp làm mất tiền mẫu; không thực hiện cấp cho các đối tượng được cấp tiền mẫu; không thu hồi tiền mẫu khi có thông báo đình chỉ lưu hành hoặc khi có yêu cầu;
c) Không mở, không ghi chép đầy đủ các loại sổ sách liên quan đến hoạt động an toàn kho quỹ theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Từ chối đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho khách hàng;
b) Không thực hiện đúng quy định về phân loại, đóng gói, giao nhận kim khí quý, đá quý; đóng gói, niêm phong, giao nhận, bảo quản, vận chuyển, kiểm kê tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 và các điểm b, c, d và đ khoản 5 Điều này.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không ban hành, niêm yết nội quy vào, ra kho tiền, quầy giao dịch tiền mặt; không ban hành quy trình giao dịch tiền mặt nội bộ và giao dịch tiền mặt đối với khách hàng;
b) Không có phương án canh gác, bảo vệ kho tiền;
c) Không có nội quy, phương án phòng cháy, chữa cháy đối với kho tiền;
d) Không thực hiện việc tuyển chọn, phân loại tiền không đù tiêu chuẩn lưu thông.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt các thiết bị an toàn kho tiền, phòng cháy, chữa cháy đối với kho tiền theo quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật;
b) Không bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong thời gian nghỉ buổi trưa theo quy định của pháp luật;
c) Sử dụng và bảo quản chìa khóa cửa kho tiền, gian kho, két sắt, chìa khóa thùng đựng tiền trên xe chuyên dùng không theo quy định của pháp luật;
d) Vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá không sử dụng xe chuyên dùng nhưng không có văn bản quy định về quy trình vận chuyển, bảo vệ, các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản của cấp có thẩm quyền;
đ) Không quy định bằng văn bản điều kiện, quy trình nhận, giao trả tài sản cho khách hàng, trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong việc đảm bảo an toàn tài sản khi làm dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn và các dịch vụ ngân quỹ khác.
.....

      Như vậy, đối với hành vi đổi tiền tiền ăn chênh lệch hay là thu phí thì đối với cá nhân sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, còn đối với tổ chức có thể bị xử phạt từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng, mức xử phạt vi phạm hành chính này vẫn giữ nguyên mức xử phạt theo nghị định 96/2014/NĐ-CP. 

Đổi tiền lẻ, tiền mới thế nào là đúng quy định pháp luật.

       Để đảm bảo lợi ích của mỗi cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu đổi tiền lẻ, tiền mới thì mọi người cần thực hiện đổi tiền đúng quy định pháp luật, cá nhân tổ chức có thể đến các địa điểm đổi tiền an toàn. Cá nhân, tổ chức không thực hiện hành vi đổi tiền ăn chênh lệch.

       Theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Thông tư 25/2013/TT-NHNN, người dân có thể đến các địa điểm sau để đổi tiền để đảm bảo đúng quy định pháp luật, an toàn, và không mất phí:

  • Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước;
  • Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước;
  • Tổ chức tín dụng;
  • Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
  • Kho bạc Nhà nước.

        Mặc dù biết đây là hành vi trái pháp luật, nhưng nhiều cá nhân, tổ chức vẫn lợi dụng nhu cầu đổi tiền lẻ tăng cao vào dịp gần Tết và lợi nhuận lớn để bất chấp thực hiện, thậm chí sử dụng tiền giả để trao đổi. Do đó, chúng ta cần đặc biệt thẩn trọng, không vì lợi nhuận trước mắt mà vi phạm pháp luật, đồng thời, nên tuyên truyền đến mọi người xung quanh biết và  trực tiếp đến các địa điểm đã nêu trên để đổi tiền lẻ nếu có nhu cầu.

        Đồng thời để đảm bảo các dịp lễ tết an toàn, lành mạnh, tiết kiệm thì Thủ tướng có chỉ thị yêu cầu Bộ công an các bộ ngành liên quan. Theo chỉ thị 44/CT-TTg  quy định: Tổ chức tốt công tác điều hòa và cung ứng tiền mặt cho nền kinh tế, bảo đảm nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh; bảo đảm an ninh, an toàn kho quỹ; phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kịp thời xử lý các hoạt động mua, bán ngoại tệ, vàng và dịch vụ đổi tiền mặt mệnh giá nhỏ không đúng quy định của pháp luật. 

       Như vậy đối với hành vi của bạn đổi tiền lẻ mới tại ngân hàng rồi mang ra ngoài đổi tiền cho người khác để ăn chênh lệch là vi phạm quy định pháp luật và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Để không vi phạm pháp luật mọi người cần thực hiện đúng uy định pháp luật. Không thực hiện đổi tiền trái quy định pháp luật. 

3. Tình huống tham khảo: Mua bán tiền số đẹp

      Chào Luật sư, tôi thấy nhiều người kinh doanh, mua bán tiền có số seri đẹp với giá rất cao so với giá trị tờ tiền. Vậy khi mua bán tiền số đẹp với mức giá rất cao so với giá trị tờ tiền có vi phạm quy định pháp luật không?

      Thứ nhất, để xác định Tiền có số đẹp có thể sử dụng như vật để trao đổi, mua bán hay không thì phải căn cứ vào quy định của Bộ luật Dân sự. Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, quy định "Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản". Như vậy, tiền là một loại tài sản.

      Thứ hai, người chủ sở hữu tiền có số seri đẹp có quyền định đoạt tài sản của mình theo Điều 192 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản.

      Thứ ba, việc chuyển giao quyền sở hữu tiền có số seri đẹp có thể được thực hiện qua giao dịch dân sự thỏa thuận, tặng cho,… và phải đảm bảo điều kiện theo Điều 117 Bộ luật Dân sự như sau:

  • Người mua và người bán phải từ đủ 15 tuổi trở lên, nếu người mua hoặc người bán từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi thì phải được người đại diện theo pháp luật (có thể là cha, mẹ) đồng ý;
  • Các bên tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;
  • Hiện nay pháp luật không ngăn cấm việc mua bán các loại tiền có số seri đẹp với giá cao hơn giá trị của tờ tiền, tuy nhiên, việc mua bán tiền seri số đẹp không được vi phạm điều cấm của luật như: mua bán tiền có số seri đẹp nhưng là tiền giả, mua bán với mục đích vi phạm pháp luật,…

      Như vậy, chỉ cần đảm bảo các điều kiện trên thì việc mua bán tiền có seri đẹp giá cao với mục đích sưu tầm, làm quà tặng, quà kỷ niệm, … là không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, tiền có số đẹp rất hiếm vì vậy mọi người cần chú ý các hành vi lừa đảo trên các trang mạng xã hội      Bài viết tham khảo:

    Liên hệ Luật sư tư vấn về hành vi đổi tiền ăn chênh lệch

     Nếu bạn đang gặp vướng mắc về xử lý hành vi đổi tiền mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật sư. Luật sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về xử lý hành vi đổi tiền ăn chênh lệch. Bạn có thể liên hệ với Luật sư theo những cách sau:
  • Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500 
  • Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]
     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.       Trân trọng!   

Chuyên viên: Minh Huyền

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178