Điều trị ngoại trú trong khám chữa bệnh theo quy định
16:09 31/01/2018
điều trị ngoại trú trong khám chữa bệnh như sau: Điều trị ngoại trú được thực hiện trong trường hợp sau: Người bệnh không cần điều trị nội trú; [...]

Điều trị ngoại trú trong khám chữa bệnh theo quy định
Điều trị ngoại trú trong khám chữa bệnh
Hỏi đáp luật lao động
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Điều trị ngoại trú trong khám chữa bệnh
Kiến thức của bạn:
-
Điều trị ngoại trú trong khám chữa bệnh
Kiến thức của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
- Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009
Nội dung tư vấn về điều trị ngoại trú trong khám chữa bệnh
1. Điều trị ngoại trú trong khám chữa bệnh
Điều 57 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về điều trị ngoại trú trong khám chữa bệnh như sau:
Thứ nhất: Điều trị ngoại trú được thực hiện trong trường hợp sau đây:
- Người bệnh không cần điều trị nội trú;
- Người bệnh sau khi đã điều trị nội trú ổn định nhưng phải theo dõi và điều trị tiếp sau khi ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Thứ hai: Sau khi quyết định người bệnh phải điều trị ngoại trú, người hành nghề có trách nhiệm sau đây:
- Lập hồ sơ bệnh án ngoại trú theo quy định.
- Ghi sổ y bạ theo dõi điều trị ngoại trú trong đó ghi rõ thông tin cá nhân của người bệnh, chẩn đoán, chỉ định điều trị, kê đơn thuốc và thời gian khám lại.[caption id="attachment_73425" align="aligncenter" width="450"]
Điều trị ngoại trú trong khám chữa bệnh[/caption]
2. Điều trị nội trú trong khám chữa bệnh
Điều 58 Luật khám bệnh chữa bệnh năm 2009 quy định về điều trị nội trú trong khám chữa bệnh như sau:
Thứ nhất: Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến việc vào, chuyển hoặc ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chuyển khoa phải bảo đảm kịp thời và không gây phiền hà cho người bệnh.
Thứ hai: Điều trị nội trú được thực hiện trong trường hợp sau đây:
- Có chỉ định điều trị nội trú của người hành nghề thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Có giấy chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
Thứ ba: Thủ tục điều trị nội trú được quy định như sau:
- Nhận người bệnh vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Trường hợp người bệnh mắc nhiều bệnh, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xem xét, quyết định khoa sẽ tiến hành điều trị;
- Hướng dẫn người bệnh đến khoa nơi người bệnh sẽ điều trị nội trú.
Thứ tư: Việc chuyển khoa được thực hiện trong trường hợp phát hiện người mắc bệnh mà bệnh đó không thuộc phạm vi chuyên môn của khoa đang tiến hành điều trị hoặc bệnh liên quan chủ yếu đến chuyên khoa khác.
Thứ năm: Các trường hợp sau đây phải chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
- Bệnh vượt quá khả năng điều trị và điều kiện vật chất của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Bệnh không phù hợp với phân tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Theo yêu cầu của người bệnh.
Thứ sáu: Thủ tục chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau:
- Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án, tổng kết toàn bộ quá trình điều trị của người bệnh;
- Nếu chuyển khoa thì chuyển toàn bộ hồ sơ bệnh án của người bệnh đến khoa mới; nếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì gửi giấy chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, kèm tóm tắt hồ sơ bệnh án đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mới.
Thứ bảy: Khi tình trạng bệnh của người bệnh đã ổn định hoặc người bệnh có yêu cầu được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và có cam kết của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh, sau khi đã có sự tư vấn của người hành nghề thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
- Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án, tổng kết toàn bộ quá trình điều trị của người bệnh;
- Hướng dẫn người bệnh về việc tự chăm sóc sức khỏe;
- Chỉ định chế độ điều trị ngoại trú trong trường hợp cần thiết;
- Quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định;
- Làm giấy cho người bệnh ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Để được tư vấn vấn chi tiết về điều trị ngoại trú trong khám chữa bệnh quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Hy vọng đây sẽ là kênh tư vấn hiệu quả nhất.
Xin chân thành cảm ơn.