Di chúc có công chứng và di chúc không có công chứng.
19:39 25/07/2019
Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa di chúc có công chứng và di chúc không có công chứng...đến tổ chức hành nghề công chứng làm thủ tục khai nhận...
- Di chúc có công chứng và di chúc không có công chứng.
- Di chúc có công chứng
- Hỏi đáp luật công chứng
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
DI CHÚC CÓ CÔNG CHỨNG VÀ DI CHÚC KHÔNG CÓ CÔNG CHỨNG
Kiến thức của bạn
Di chúc có công chứng và di chúc không có công chứng.
Kiến thức của luật sư
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Dân sự 2015
Nội dung kiến thức:
Bộ luật dân sự 2015 ghi nhận:
Như vậy, di chúc là hành vi pháp lí đơn phương, qua đó người lập di chúc bày tỏ ý chí của mình về việc định đoạt tài sản của mình cho một hoặc nhiều người khác nhau mà không lệ thuộc vào ý kiến của bất kì ai. Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.
-
Di chúc có công chứng
Việc công chứng di chúc do người lập di chúc tự nguyện thực hiện, pháp luật chỉ quy định hai trường hợp phải công chứng di chúc:
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
- Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt công chứng viên sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Trường hợp lập di chúc miệng hoặc người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì người làm chứng phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên. Sau đó công chứng viên sẽ ghi lời chứng và ký vào bản di chúc.
Di chúc được công chứng sẽ có giá trị chứng cứ, những nội dung trong di chúc không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. Do đó, khi di chúc phát sinh hiệu lực, những người thừa kế theo di chúc chỉ cần đến tổ chức hành nghề công chứng làm thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản.
-
Di chúc không có công chứng
Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Tức là người lập di chúc hoàn toàn thể hiện ý chí của bản thân mà không phải là của bất cứ chủ thể nào khác trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt.
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. Nội dung của di chúc là sự tổng hợp các vấn đề mà người lập di chúc đã thể hiện trong di chúc đó. Vì vậy một di chúc chỉ được coi là hợp pháp nếu sự thể hiện trên không vi phạm những điều pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện, không trái những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội. Ngoài ra hình thức di chúc cũng không được trái quy định pháp luật.
Do di chúc không được công chứng nên khi di chúc phát sinh hiệu lực, những người thừa kế phải làm thủ tục yêu cầu tòa án công nhận tính xác thực của di chúc trước khi đến tổ chức hành nghề công chứng làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Đây là điểm khác biệt cơ bản nhất giữa di chúc có công chứng và di chúc không có công chứng.
Trên đây là quy định của pháp luật về di chúc có công chứng và di chúc không có công chứng. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì, bạn vui lòng liên hệ Luật Toàn Quốc qua Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí gọi 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để chúng tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;