• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Các vụ án liên quan đến phòng, chống dịch bệnh covid-19 cần phải làm gì để đảm bảo an toàn khi xét xử trong mùa dịch covid-19?...Tư vấn pháp luật 19006500..

  • Đảm bảo an toàn khi xử án trong mùa dịch Covid-19 như thế nào?
  • đảm bảo an toàn khi xét xử trong mùa dịch Covid-19
  • Dịch vụ nổi bật
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Đảm bảo an toàn khi xử án trong mùa dịch Covid-19

Câu hỏi của bạn về đảm bảo an toàn khi xử án trong mùa dịch Covid-19:

     Xin chào luật sư!      Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, các tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng xấu đến toàn xã hội. Vậy việc xét xử các vụ án này có được tiến hành trong tình hình dịch bệnh hay không và nếu xét xử thì cần phải làm gì để đảm bảo an toàn trong công tác tổ chức xét xử?      Xin cảm ơn luật sư!

Câu trả lời của luật sư về đảm bảo an toàn khi xử án trong mùa dịch Covid-19:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về đảm bảo an toàn khi xử án trong mùa dịch Covid-19, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về đảm bảo an toàn khi xử án trong mùa dịch Covid-19 như sau:

1. Cơ sở pháp lý về đảm bảo an toàn khi xử án trong mùa dịch Covid-19 

2. Nội dung tư vấn về đảm bảo an toàn khi xử án trong mùa dịch Covid-19

     Đại dịch Covid-19 trong thời gian qua ngày càng diễn biến phức tạp và cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Trước tình hình này, các hành vi vi phạm pháp luật có đủ yếu tố cấu thành tội phạm trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ngày càng gia tăng làm cho dịch bệnh có nguy cơ lây lan lớn trong cộng đồng, gây hoang mang dư luận và khiến cho việc kiểm soát dịch bệnh của nhà nước khó đạt kết quả tốt. Vì vậy cần phải có những biện pháp xử lý nhanh chóng, kịp thời các đối tượng phạm tội. Trước tình hình đó, Nhà nước ta đã có những chỉ đạo cụ thể về xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

2.1. Việc đưa các vụ án liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ra xét xử

     Theo quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và quyết định số 173/QĐ - TTg ngày 01/02/2020, quyết định số 07/2020/QĐ -TTg ngày 26/02/2020 của Thủ tướng Chính Phủ thì bệnh Covid-19 được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A - gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây lan rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Do đó, các tội phạm liên quan đến dịch bệnh Covid-19 có tính chất rất nguy hiểm được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam. Vì vậy, việc xử lý nghiêm các trường hợp phạm tội này là rất cần thiết để tránh lây lan dịch bệnh và kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Điều 3 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

Điều 3. Nguyên tắc xử lý  1. Đối với người phạm tội: a) Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật; b) Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội; c) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; d) Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 2. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội: a) Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật; b) Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; c) Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
     Theo đó, mọi tội phạm liên quan đến dịch bệnh Covid-19 phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh đúng pháp luật. Đồng thời không phân biệt giới tính, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội và phải nghiêm trị những kẻ cầm đầu, chủ mưu, ngoan cố chống đối pháp luật.       Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc đưa các vụ án liên quan đến dịch bệnh Covid-19 ra xét xử có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa tội phạm, giúp mọi người hiểu được các quy định của pháp luật để từ đó điều chỉnh hành vi của mình theo yêu cầu của pháp luật.      Như vậy, theo quan điểm của luật sư là cần thiết phải đưa các vụ án liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ra xét xử kịp thời, công minh theo đúng pháp luật. Đồng thời phải tuân thủ theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về các biện pháp đảm bảo an toàn khi xét xử trong mùa dịch Covid-19.   [caption id="attachment_192973" align="aligncenter" width="620"] Đảm bảo an toàn khi xử án trong mùa dịch Covid-19[/caption]

2.2. Đảm bảo an toàn khi xử án trong mùa dịch Covid-19 như thế nào?

     Ngày 30 tháng 3 năm 2020 Hội đồng thẩm phán toàn án nhân dân tối cao đã ban hành công văn số 45/TANDTC-PC hướng dẫn về việc xét xử các tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Theo đó, để đảm bảo an toàn khi xét xử được quy định như sau:
     3. Hướng dẫn tổ chức xét xử đối với vụ án liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19        3.2. Trong thời gian có dịch bệnh Covid-19, phải đưa các vụ án liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ra xét xử nhưng bảo đảm quy định về phòng, chống dịch (như: phòng xử án bố trí tối đa không quá 10 người; trường hợp phải triệu tập người tham gia phiên tòa vượt quá số lượng này thì phải bố trí cho họ ngồi ở phòng khác và sử dụng các thiết bị điện tử (micro, loa, ti vi, camera...) để họ tham gia phiên tòa hoặc xét xử lần lượt từng bị cáo, người tham gia tố tụng; bố trí khoảng cách giữa những người tham gia phiên tòa tối thiểu là 02 mét...).
     Theo đó, các quy định về đảm bảo an toàn khi xét xử về phòng xử án, số lượng người tham gia phiên tòa, các thiết bị điện tử hỗ trợ từ xa, khoảng cách giữa những người tham gia tố tụng được quy định chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người trước dịch bệnh.      Phòng xử án theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự điều 257: "Phòng xử án phải được bố trí thể hiện sự trang nghiêm, an toàn, bảo đảm sự bình đẳng giữa người thực hành quyền công tố và luật sư, người bào chữa khác."      Bên cạnh việc quy định tại điều 257, hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về số lượng người trong phòng xử án không quá 10 người và trường hợp phải triệu tập người tham gia phiên tòa vượt quá số lượng này thì phải bố trí cho họ ngồi ở phòng khác và sử dụng các thiết bị điện tử (micro, loa, tivi...) để họ tham gia phiên tòa hoặc xét xử từng bị cáo, người tham gia tố tụng, đồng thời bố trí khoảng cách giữa những người tham gia phiên tòa tối thiểu là 2m... Việc quy định như vậy nhằm đảm bảo an toàn về sức khỏe cho những người có mặt tại phiên tòa trong tình hình dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp.      Kết luận: Từ những phân tích trên đây có thể thấy mọi hành vi phạm tội liên quan đến dịch bệnh Covid-19 rất nguy hiểm cần nhanh chóng phát hiện, kịp thời xử lý và xét xử công bằng, nghiêm minh. Đồng thời, khi đưa các vụ án này ra xét xử phải đảm bảo quy định an toàn về phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao tại công văn hướng dẫn số 45/TANDTC-PC về xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19      Bài viết tham khảo:      Để được tư vấn chi tiết về đảm bảo an toàn khi xét xử trong mùa dịch Covid-19, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về  Email:lienhe@luattoanquoc.com . Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Phạm Phượng                                                                                                                                   

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178